xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thép Trung Quốc lách thuế, ồ ạt vào Việt Nam

Theo C.V.Kình (Tuổi Trẻ)

Chín tháng, gần 1 triệu tấn phôi thép Trung Quốc “đội lốt” hợp kim nhập vào Việt Nam, không chỉ khiến doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam điêu đứng mà Nhà nước cũng thất thu thuế hàng triệu USD mỗi tháng.

 


Doanh nghiệp sản xuất thép trong nước đề xuất phải có biện pháp ngăn chặn tình trạng lách thuế của thép Trung Quốc - Ảnh: Hoàng Nguyên

Doanh nghiệp sản xuất thép trong nước đề xuất phải có biện pháp ngăn chặn tình trạng lách thuế của thép Trung Quốc - Ảnh: Hoàng Nguyên

Đó là nội dung phản ánh khẩn cấp của hàng loạt doanh nghiệp thép, vừa được Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) chuyển đến các bộ Công thương, Tài chính, Khoa học - công nghệ...

Trong văn bản, VSA cho biết phôi thép Trung Quốc nhập vào Việt Nam với mục đích làm thép xây dựng đáng ra phải chịu thuế 9%, nhưng các doanh nghiệp Trung Quốc đã cho một hàm lượng crom vào thép để biến phôi thép thường thành phôi hợp kim (được hưởng thuế 0%), rồi ồ ạt đưa vào Việt Nam.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan được VSA trích dẫn, trong tháng 9-2015 phôi thép hợp kim Trung Quốc nhập về Việt Nam lên tới trên 62.000 tấn, trị giá hơn 20 triệu USD, tăng mạnh so với con số 3.000 tấn và trị giá gần 1 triệu USD của tháng trước đó.

Chỉ riêng với số phôi thép “đội lốt” thép hợp kim nhập về Việt Nam trong tháng 8 và 9-2015, Nhà nước đã thất thu trên 1,89 triệu USD tiền thuế.

VSA đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát chặt chẽ hàng phôi thép nhập khẩu chứa crom.

Ông Nguyễn Văn Sưa, phó chủ tịch VSA, cho biết thông tư liên tịch 44/2013 có quy định rất chặt chẽ việc nhập khẩu thép như: phải xem có phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam không, thương nhân muốn nhập phải có hợp đồng ủy thác... Vì vậy, các cơ quan chức năng cần kiểm soát chặt chẽ theo đúng quy định.


 Nhiều doanh nghiệp sản xuất phôi thép lao đao vì phôi thép Trung Quốc nhập khẩu - Ảnh: Nguyễn Nhi

 Nhiều doanh nghiệp sản xuất phôi thép lao đao vì phôi thép Trung Quốc nhập khẩu - Ảnh: Nguyễn Nhi

Từ thực tế đó, VSA đề nghị các bộ ngành liên quan cần thành lập đoàn kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp nhập khẩu phôi thép chứa crom, nếu khai nhập phôi thép hợp kim nhưng chỉ dùng để cán thép xây dựng thông thường thì truy thu thuế, xử phạt nặng.

“Cần hoàn thiện quy định, xây dựng hàng rào kỹ thuật nhằm ngăn chặn hành vi gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh trong nhập khẩu phôi thép Trung Quốc” - VSA nêu. Ngoài ra, VSA cũng đề nghị các bộ ngành hỗ trợ doanh nghiệp và hiệp hội nghiên cứu, thực hiện các biện pháp như tự vệ thương mại, kiện chống bán phá giá với phôi thép Trung Quốc.

Ông Nguyễn Văn Sưa cho biết về bản chất, phôi thép chứa mỗi hàm lượng rất nhỏ crom (khoảng 0,3%) không khác gì phôi thông thường và thực tế đang được nhập về và chuyển vào các nhà máy cán thép xây dựng thông dụng.

Theo ông Sưa, doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng cạnh tranh với thép Trung Quốc nhưng phải lành mạnh, cách thép Trung Quốc “đội lốt” hợp kim được đưa vào Việt Nam đã tạo ra sự cạnh tranh không công bằng, thiếu lành mạnh. “Trung Quốc đang hoàn thuế cho thép hợp kim từ 9-13%, lại được hưởng thuế 0% khi vào Việt Nam, doanh nghiệp thép trong nước khó cạnh tranh nổi” - ông Sưa cảnh báo.

 

Theo VSA, trong 1,1 triệu tấn phôi nhập vào Việt Nam chín tháng đầu năm nay, phôi thép Trung Quốc chiếm tới trên 75%, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam hiện chỉ mới chạy được 60% công suất sản xuất phôi thép. Việc phôi thép Trung Quốc ồ ạt tràn vào khiến nhiều nhà máy thép Việt Nam phải giảm công suất, bán dưới giá thành, thua lỗ nặng.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo