xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Taxi truyền thống phải "lột xác"

Văn Duẩn

Sau khi Grab thâu tóm Uber ở Đông Nam Á, có doanh nghiệp taxi truyền thống trong nước sẵn sàng tham gia "đấu trường" để cạnh tranh phát triển, nhưng cũng có doanh nghiệp gần như thừa nhận thua cuộc trước "gã khổng lồ"

Sáng 6-4, Báo Giao thông tổ chức tọa đàm trực tuyến "Grab thâu tóm Uber, cơ hội nào cho doanh nghiệp (DN) Việt". Việc Grab mua lại Uber tại thị trường Đông Nam Á gây nên lo ngại sẽ xảy ra độc quyền và các hãng taxi truyền thống sẽ bị đè bẹp.

Dịch vụ tốt sẽ thắng

Ông Nguyễn Xuân Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải - GTVT), cho biết tại Thái Lan, chính phủ đã cấm dịch vụ gọi xe qua điện thoại nhưng Grab, Uber vẫn tồn tại. Câu trả lời ở đây là do nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. "Nhà cung cấp nào mang đến dịch vụ tốt nhất, phù hợp với sở thích của khách hàng sẽ được ưa chuộng" - ông Thủy đúc kết.

Trong cuộc cách mạng 4.0 hiện nay, ông Thủy mong muốn sẽ có nhiều công ty nội địa tham gia cung cấp ứng dụng phần mềm gọi xe. "Có một số công ty, như Go-Jek ở Indonesia đang mong muốn tham gia thị trường Việt Nam. Hay như Didi - ứng dụng gọi xe hàng đầu Trung Quốc - cũng đã gửi hồ sơ lên Bộ GTVT nhưng cơ quan chức năng chưa xem xét vì thời điểm chưa phù hợp" - vị đại diện Vụ Vận tải cho hay.

Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, cho rằng trước khi trở thành "ông lớn", cách đây 7-8 năm, chúng ta không biết Uber là ai. Khi Uber vào Việt Nam, chúng ta cũng chưa biết Grab cỡ nào. Việc sáp nhập Uber vào Grab tại Việt Nam cũng tương tự Uber phải nhượng lại thị phần ở Trung Quốc. "Khi xuất hiện một người khổng lồ, chúng ta thường có tâm lý lo ngại. Nhưng tôi cho rằng việc Grab mua Uber thực sự là cơ hội cho các DN Việt" - ông Hùng nói.

Taxi truyền thống phải lột xác - Ảnh 1.

Lĩnh vực taxi đang có cuộc cạnh tranh "sinh tử" giữa 2 loại hình truyền thống và công nghệ Ảnh: Tấn Thạnh

Với tư cách cá nhân, ông Hùng mong muốn DN taxi tại Việt Nam, thay vì nghĩ đến việc Grab độc quyền, nên nhìn nhận việc này như một nguồn cảm hứng một ngày nào đó, mình sẽ thôn tính cả Grab. Như tại Trung Quốc, trước đây, không ai nghĩ DiDi thôn tính được Uber. "Tất nhiên, không có cơ hội nào mà không bao gồm thách thức" - ông Khuất Việt Hùng nhìn nhận.

Theo bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ, ứng dụng công nghệ chỉ là cái để các hãng tiếp cận thị trường đơn giản và nhanh chóng hơn.

Là người tiêu dùng, bà Hiền thừa nhận đi Uber hay Grab thuận tiện hơn do phần mềm mang lại nhưng quan trọng hơn là giá thấp. "Trước đây, tôi trung thành với taxi Mai Linh nhưng rất nhiều lần xe không đến kịp, tôi bị muộn cuộc họp. Trong khi đó, nếu gọi Grab hay Uber sẽ có xe ngay, giá lại thấp" - bà Hiền dẫn chứng.

Phải bắt kịp xu hướng thế giới

Ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội, nhận định Grab và Uber có nguồn vốn "khổng lồ" cũng như luôn tìm kẽ hở để tăng lợi thế trong việc thôn tính thị trường. "Ban đầu, họ tạo ứng dụng để thu hút người tiêu dùng kèm theo đó là các khuyến mại cực lớn, điều mà taxi truyền thống không thể đáp ứng được bởi phải nộp thuế cao hơn" - ông Hùng nói.

Ông Hồ Quốc Phi, Tổng Giám đốc taxi Mai Linh miền Bắc, cũng thừa nhận: "Với cách khuyến mại của Grab, chúng tôi không thể chạy theo do thua ở năng lực tài chính".

Tuy nhiên, ông Nguyễn Trí Dũng, Tổng Giám đốc Công ty CP Xe khách Phương Trang, lại cho rằng dịch vụ nào cũng có mặt được và chưa được nên DN trong nước phải chuyển mình, cạnh tranh lành mạnh để bắt kịp xu hướng của thế giới với mục tiêu phục vụ khách hàng.

Theo ông Dũng, Phương Trang vừa ký kết với VIVO để thành lập công ty chuyên hoạt động về công nghệ. Phương Trang cũng hoạt động trong ngành taxi truyền thống nên rất hiểu nỗi khổ của ngành này nhưng phải tìm cái mới để phù hợp với xu thế. "Chúng tôi chấp nhận có đấu trường để cạnh tranh phát triển. Chúng tôi mong muốn có phần mềm riêng dành cho người Việt, phục vụ người Việt" - ông Dũng bộc bạch.

Để ứng phó với hậu Grab sáp nhập Uber, ông Nguyễn Công Hùng cho biết đã kiến nghị xây dựng một trung tâm điều hành đặt xe qua mạng của Hiệp hội Taxi Hà Nội và đang đặt công ty phần mềm thiết kế. Đây là một sàn giao dịch dùng chung cho tất cả hãng taxi, giúp mọi người khi đến Hà Nội có thể tải, truy cập phần mềm, lựa chọn hãng có giá tốt nhất. "Hiệp hội taxi chỉ có nguyện vọng tạo sự bình đẳng, công bằng trong kinh doanh. Khi đó, chúng ta sẽ có cơ sở đánh giá chất lượng phục vụ giữa taxi truyền thống và Grab" - ông Hùng nhấn mạnh. 

Grab sẽ là kinh doanh vận tải

Theo ông Khuất Việt Hùng, định nghĩa trong dự thảo nghị định thay thế Nghị định 86/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, nêu rõ đơn vị sẽ gọi là kinh doanh vận tải nếu liên quan đến giá, liên quan đến điều hành. DN chỉ đơn giản cung cấp một App kết nối như vé xe rẻ thì chỉ là ứng dụng. "Uber, Grab sẽ là kinh doanh vận tải" - ông Hùng nhấn mạnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo