xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp

THÁI PHƯƠNG

Lãnh đạo TP HCM khẳng định sẽ tạo mọi điều kiện về cơ chế chính sách, vốn, các gói kích cầu để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển

Tại buổi gặp mặt các doanh nghiệp (DN) TP HCM năm 2017, ngày 7-3, Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng yêu cầu các chính sách, quy định của TP cần cải thiện theo hướng minh bạch, tạo thuận lợi cho DN. Đặc biệt, sau 1 năm từ cuộc gặp mặt lần trước, những kiến nghị và vướng mắc của DN đã giải quyết được chưa cần phải làm rõ.

Lo bị siêu thị ngoại “chèn ép”

Bà Lê Thanh Lâm - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Saigon Food, Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM - cho biết thời gian qua, có một thực trạng là các hệ thống siêu thị nước ngoài đổi chủ, thay đổi hệ thống chính sách làm ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh của các DN nội địa. Đặc biệt, các hệ thống siêu thị nước ngoài có mức chiết khấu rất cao và khi đổi chủ còn đòi hỏi cao hơn từ 15%-30%. Đỉnh điểm của vụ việc là CLB DN thủy sản đã khiếu nại một chuỗi siêu thị ngoại yêu cầu không tăng chiết khấu, chỉ nên giữ ở mức 15%.

Do đó, bà Lâm kiến nghị nhà nước cần tạo điều kiện và hỗ trợ để hệ thống siêu thị nội phát triển vì chiết khấu của siêu thị nội cao nhất là 10%, còn siêu thị ngoại từ 15%-30%. Nếu hỗ trợ các chuỗi siêu thị nội phát triển sẽ giúp DN Việt đẩy mạnh kênh bán hàng đến tay người tiêu dùng. Các DN cũng cần liên kết để tránh việc âm thầm chịu mức chiết khấu cao.

Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng trao đổi thân mật với cộng đồng doanh nghiệp TP HCM sáng 7-3. Ảnh: TẤN THẠNH
Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng trao đổi thân mật với cộng đồng doanh nghiệp TP HCM sáng 7-3. Ảnh: TẤN THẠNH

Trong câu chuyện liên kết giữa các DN để vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu, ông Diệp Dũng, Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op, cho rằng các tập đoàn sản xuất lớn của Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan hay châu Âu khi đầu tư vào một thị trường thường đi kèm các nhà cung ứng và tạo thành chuỗi. DN Việt muốn vào các chuỗi cung ứng này cần đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa về chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất và cả hệ thống quản trị. DN mong muốn nhà nước hỗ trợ về chính sách để chuẩn hóa được sản phẩm theo tiêu chuẩn nhất định.

Với thị trường nội địa, nhiều DN kiến nghị thiết lập hàng rào bảo vệ những mặt hàng trong nước đã sản xuất được thậm chí sản phẩm đạt chất lượng cao hơn nước ngoài nhưng lại cạnh tranh không được vì giá rẻ. Ông Nguyễn Hoàng Ngân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam, dẫn chứng như mặt hàng đồ chơi trẻ em, DN trong nước không thể cạnh tranh được với hàng ngoại nhập về giá trong khi cơ quan quản lý lại không kiểm soát được về độc tố, chất lượng trong đồ chơi ngoại.

Đặc biệt, vốn, lãi suất tiếp tục là chủ đề được một số DN nhỏ và vừa lo ngại khi lãi suất vay còn cao và khó tiếp cận.

Trả lời về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến cho biết trong tháng 2-2017, TP đã tổ chức triển khai đợt kết nối ngân hàng và DN trên địa bàn, với khoảng 297.000 tỉ đồng và 10 triệu USD được cam kết cho vay với mức lãi suất 7%/năm, thấp hơn mặt bằng chung của thị trường là 8%-8,5%/năm. Dự kiến sắp tới, sẽ có các đợt kết nối ngân hàng và DN trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, DN nhỏ và vừa… nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn cho DN. Riêng các DN vay đầu tư đổi mới thiết bị, máy móc công nghệ có thể vay từ gói kích cầu của TP với mức lãi suất giảm 50% hoặc cho vay 0% lãi suất. Các DN có thể gửi kiến nghị cụ thể cho UBND TP để chỉ đạo các sở, ngành giải quyết, có khó khăn về vốn có thể trực tiếp phản ánh đến lãnh đạo TP…

Mục tiêu 500.000 DN là khả thi

Một vấn đề được các DN quan tâm tại buổi gặp mặt là mục tiêu phát triển 500.000 DN đến năm 2020 trên địa bàn TP. Ông Đặng Đức Thành, Chủ nhiệm CLB các nhà kinh tế, cho rằng đây là chuyện không dễ nếu so với tốc độ tăng trưởng về số lượng DN ở các địa phương khác. Muốn đạt mục tiêu này, TP cần những giải pháp đồng bộ, đủ mạnh, trong đó có việc phát triển DN từ các hộ kinh doanh cá thể…

Không đồng tình với ý kiến trên, ông Trần Vĩnh Tuyến giải thích mục tiêu phát triển số lượng DN của TP là đúng đắn vì phát triển kinh tế ở các nước đều tập trung phát triển DN. Trong khi đó, TP có tiềm năng và đặc biệt trên địa bàn hiện có khoảng 245.000 hộ cá thể đang kinh doanh nhưng chỉ đóng góp 2% cho ngân sách. Ông Tuyến dẫn chứng khi TP khảo sát, có khoảng hơn 14.000 hộ kinh doanh có thể thành DN và có khả năng phát huy hết tiềm năng. “Làm sao tạo điều kiện về vốn, cơ chế chính sách, có cơ sở, có quyết tâm, đồng lòng thì con số 500.000 DN đến năm 2020 không chỉ là mong muốn của lãnh đạo TP mà còn cộng đồng DN” - ông Tuyến nói.

TP HCM dự kiến năm 2017 sẽ có khoảng 40.000 DN thành lập mới, chưa tính số lượng các hộ kinh doanh chuyển lên thành DN. Hiện UBND TP đã làm việc với Cục Thuế TP và Sở Kế hoạch và Đầu tư để nghiên cứu chính sách hỗ trợ khoảng 20.000 - 25.000 hộ kinh doanh nâng lên thành DN. Trong tháng 3, một cuộc họp của TP với các sở - ban - ngành, quận - huyện triển khai kế hoạch phát triển 500.000 DN ở từng địa phương cũng sẽ được tổ chức. “Mục tiêu của TP không phải chạy theo số lượng DN mà quan trọng là chất lượng theo chiều sâu. Do đó, TP đã ban hành chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, kích cầu và có thể sẽ có chính sách kích cầu riêng cho công nghiệp hỗ trợ vì đây là chương trình lớn, ngoài 7 chương trình đột phá của TP” - Phó Chủ tịch UBND TP Lê Thanh Liêm bổ sung.

Chia sẻ với cộng đồng DN, Bí thư Thành ủy TP Đinh La Thăng cho biết việc tiếp tục cải cách hành chính, cải tiến thể chế chính sách trên cơ sở khung quy định của pháp luật để giải quyết vướng mắc là hết sức cần thiết. Ngay trong tháng 3, TP sẽ xây dựng cơ chế đột phá để phát triển mạnh mẽ hơn, xây dựng chất lượng sống tốt hơn…

“Chúng tôi mong muốn cộng đồng DN không chỉ hiến kế, góp ý cho lãnh đạo TP tại cuộc gặp mà còn đóng góp thường xuyên hơn qua các kênh khác nhau, nhất là trong bối cảnh xây dựng chính quyền điện tử. Lãnh đạo TP đang kiên trì theo đuổi cơ chế chính sách đột phá. Trong khi chờ đợi, TP sẽ chủ động đưa ra chương trình hành động cụ thể tạo điều kiện tốt nhất, không cản trở, gây khó khăn cho DN” - Bí thư Đinh La Thăng nhấn mạnh.

Theo Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong, hoạt động kinh tế chủ yếu của TP trong dài hạn là dịch vụ và sáng tạo, trọng tâm là xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp hoàn chỉnh để hướng đến mục tiêu 500.000 DN vào năm 2020. Xây dựng TP trở thành TP công nghệ - đô thị thông minh và có những tập đoàn nằm trong nhóm 500 tập đoàn hàng đầu thế giới. Đó là mục tiêu và khát vọng không chỉ của riêng lãnh đạo TP mà còn của nhiều DN.

Kết nối doanh nghiệp với các sở, ngành

Tại buổi gặp mặt, Hiệp hội DN TP HCM (HUBA) đã ra mắt cổng thông tin, kết nối hỗ trợ DN với tên gọi “Cổng tiếp nhận yêu cầu trợ giúp DN” dưới sự chứng kiến của lãnh đạo TP. Theo ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch HUBA, hiện TP đã có nhiều phương thức giao tiếp với DN nhưng chỉ dừng lại ở mức độ hỏi đáp, trong khi DN gặp khó về quy trình, thủ tục chưa có ai đứng ra đồng hành. Do đó, cổng thông tin này sẽ đóng vai trò kết nối dưới sự đồng hành của HUBA để vướng mắc, trở ngại trong thủ tục hành chính của DN với các sở - ngành được giải quyết nhanh chóng, khách quan và minh bạch. Ngoài ra, qua cổng thông tin, các DN có thể đánh giá chất lượng dịch vụ công của các sở - ban - ngành.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo