xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tăng tốc các dự án nhiệt điện

PHƯƠNG NHUNG

Không dễ đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các nhà máy nhiệt điện vì còn nhiều vấn đề vướng mắc cần giải quyết

Do thủy điện đã gần như hết tiềm năng khai thác và miền Nam đối mặt tình trạng thiếu điện, Chính phủ đã chấp thuận đề xuất của Bộ Công Thương về đầu tư rút gọn, đẩy nhanh tiến độ 3 dự án nhiệt điện là Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 (Bình Thuận), Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 (Sóc Trăng) và Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 (Trà Vinh).
img
Khả năng khai thác than trong nước hiện nay không thể đáp ứng được nhu cầu nếu phát triển mạnh các nhà máy nhiệt điện chạy than. Ảnh: THẾ DŨNG

Thiếu vốn đầu tư nghiêm trọng

Trong các dự án này, Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 có công suất 1.200 MW do Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư và đã ký hợp đồng EPC (thiết kế - cung cấp - lắp đặt) có tổng giá trị là 1,2 tỉ USD với đơn vị thành viên là Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam. Dự án Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư, có tổng công suất lắp đặt 1.244 MW, tổng mức đầu tư dự án trên 28.463 tỉ đồng. Riêng Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 thuộc Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân (Bình Thuận) dự kiến khởi công xây dựng trong năm 2015 với công suất 1.200 MW.

Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, cho biết theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (QHĐ VII) thì phải xây dựng được 52 nhà máy nhiệt điện chạy than, 2 nhà máy điện nguyên tử và một số dự án thủy điện. Số vốn đầu tư cho các dự án trên khoảng 50 tỉ USD và giao cho 3 tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước thực hiện là PVN, EVN, TKV (Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam). Tuy nhiên, việc triển khai các dự án đang rất chậm do nhiều nguyên nhân, trước hết là khâu chỉ đạo, điều hành; kế đến là tình trạng thiếu vốn nghiêm trọng của các dự án…

Phân tích tình trạng thiếu vốn, một số chuyên gia trong lĩnh vực điện cho biết để thực hiện triển khai các dự án xây dựng nhà máy điện, xây dựng đường dây và trạm đồng bộ được giao (kể cả dự án nằm trong và ngoài danh sách khẩn cấp) thì EVN cần lượng vốn khoảng trên 400.000 tỉ đồng (tương đương 20 tỉ USD). Trong khi hiện nay, ngay cả vốn đối ứng để vay các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, tập đoàn cũng gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, giá điện Việt Nam hiện đang ở mức 7 cent/KWh, là mức thấp so với các nước trong khu vực (Campuchia giá điện là 20 cent/KWh, Singapore 30 cent/KWh, các nước khác trên thế giới bình quân từ 10 cent/KWh trở lên). Đây là nguyên nhân khiến Việt Nam rất khó thu hút đầu tư vào điện, nhất là đầu tư nước ngoài…

Lo thiếu than

Theo tính toán, dự án Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 sau khi đưa vào vận hành hằng năm sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia khoảng 7,8 tỉ KWh điện. Duyên Hải 3 (dự kiến được đưa vào vận hành trong quý III/2015) cung cấp sản lượng điện từ 7,5-8 tỉ KWh/năm. Dự án Vĩnh Tân 4 nếu được xây dựng và đưa vào vận hành sẽ nâng tổng công suất của Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân lên 5.600 MW. Tuy nhiên, chưa thể lạc quan về khả năng cung ứng đủ điện cho khu vực miền Nam sau năm 2017 nếu chỉ nhìn vào các con số.

Ông Trần Viết Ngãi cho rằng điều lo lắng nhất hiện nay là phải xem xét có đủ than để cung cấp cho các nhà máy này không vì các nhà máy này sẽ cần khoảng 50-60 triệu tấn than/năm, trong khi nếu ngành than làm hết sức mới đạt khoảng 40 triệu tấn/năm. Trong đó, không phải loại than nào ngành điện cũng dùng được. Than cho điện phải là than cám 4, cám 5, cám 6; còn than cục, than cám 6a, 6b, cám 7, cám 11 thì không dùng được mà trước đây chủ yếu phục vụ xuất khẩu. Chỉ trên 20 triệu tấn trong tổng số 40 triệu tấn than toàn ngành than sản xuất được là phục vụ cho sản xuất điện. Nếu xây dựng hoàn thành các nhà máy điện theo quy hoạch đã đề ra thì số than đến năm 2020 cần bổ sung sẽ lên tới 50-70 triệu tấn.

“Phải tính toán xem với công nghệ lò hơi thì sử dụng loại than nào, nhập khẩu ở đâu, bao nhiêu, ai nhập, giá thành ra sao. Xây dựng cảng thì phải xây cảng nước sâu cho phép tàu 30.000-40.000 tấn có thể vào, sau đấy phải nghiên cứu vận chuyển than về nhà máy như thế nào, hệ thống băng chuyền ra sao... Nếu không tính đến những điều này, xây nhà máy xong để nằm ì thì không giải quyết được gì” - ông Ngãi lưu ý.

Nhanh nhưng không được ẩu

GS-TSKH Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam, cho rằng để xây dựng một công trình điện, cần phải làm đủ từng bước, từng hạng mục vì nếu bỏ qua bất kỳ khâu nào sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Nếu rút gọn để đẩy nhanh tiến độ thì chỉ rút gọn các thủ tục xung quanh việc cấp phép, giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh đàm phán, ký kết hợp đồng, cam kết thời hạn nhất định... “Trước nay, có nhiều công trình chậm trễ do vi phạm từ phía nhà thầu về tiến độ thực hiện. Cần làm gọn lại, những việc không cần thiết mà không ảnh hưởng đến chất lượng công trình thì bỏ qua và lưu ý nâng cao năng suất lao động” - ông Long nói.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo