xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Sức khỏe” ngân hàng vẫn mong manh

Tô Hà

Nợ xấu vẫn cao cùng áp lực thanh khoản đẩy lãi suất tăng sẽ khiến hoạt động của doanh nghiệp trong năm 2016 dự báo gặp nhiều khó khăn

Ngày 14-3, Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia (UBGSTCQG) đã công bố Báo cáo Tổng quan thị trường tài chính năm 2015 và chỉ số kinh tế dẫn báo. Thảo luận của giới chuyên gia cho thấy năm 2016, thị trường tài chính còn gặp nhiều khó khăn nên việc mở rộng sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp (DN) chưa thể thuận lợi.

Cần làm rõ số liệu nợ xấu

Theo số liệu của UBGSTCQG, chất lượng tín dụng có sự cải thiện trong năm 2015, nợ quá hạn là 179.501 tỉ đồng, tỉ lệ nợ quá hạn là 4,4% (năm 2014 là 5,3%). Nợ xấu là 119.660 tỉ đồng, tương đương tỉ lệ 2,9% (năm 2014 là 3,7%), giá trị tuyệt đối khoảng 120.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC) lại lên đến 243.000 tỉ đồng, gấp đôi số nợ xấu hạch toán trên sổ sách của ngân hàng.

TS Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch UBGSTCQG, phân tích dù nợ bán cho VAMC nhưng các ngân hàng vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro khiến gánh nặng tài chính thêm nặng. Bên cạnh đó, chênh lệch lãi suất đầu vào/đầu ra không hề nhỏ, nếu trừ tất cả khoản trích lập, chi phí thì thực chất lợi nhuận của các ngân hàng rất thấp.

“Nợ xấu tiếp tục là gánh nặng, nếu không có thêm cách giải quyết ngoài giải pháp hiện tại thì đây vẫn sẽ là điểm nghẽn lớn của hệ thống ngân hàng trong năm 2016” - ông Ngoạn nhấn mạnh và cho biết với kết quả xử lý nợ xấu như vậy, khu vực ngân hàng tuy được cải thiện nhưng “sức khỏe” vẫn mong manh.

 

Có thể lãi suất cho vay trung bình dài hạn sẽ lên 11%/năm. Trong ảnh: Khách hàng đến giao dịch tại một ngân hàng ở TP HCM Ảnh: Tấn Thạnh
Có thể lãi suất cho vay trung bình dài hạn sẽ lên 11%/năm. Trong ảnh: Khách hàng đến giao dịch tại một ngân hàng ở TP HCM Ảnh: Tấn Thạnh

 

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên và nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Đức Thúy đều cho rằng cần làm rõ số liệu nợ xấu và tiếp tục tìm nguồn lực giải quyết.

“Với tư duy vừa qua, không dùng tiền ngân sách trả nợ cho ngân hàng, ngân hàng làm ra nợ xấu thì ngân hàng chịu. Nhưng nếu ôm đống nợ xấu thì ngân hàng không thể làm huyết mạch cho nền kinh tế. Huyết mạch chết thì nền kinh tế có sống không? Giải quyết nợ xấu đòi hỏi nỗ lực của xã hội, sự đồng thuận để làm hệ thống này lành mạnh thực sự” - ông Thúy nêu quan điểm.

Tăng lãi suất 1%-2%?

Đáng chú ý, mặc dù lạm phát tiếp tục duy trì ở mức thấp nhưng xu hướng tăng lãi suất lại đang hiện hữu. Theo Phó Chủ tịch UBGSTCQG Trương Văn Phước, những bất cập trong việc vốn cho vay trung và dài hạn tăng nhanh gây áp lực lên lãi suất. Tín dụng trung dài hạn năm 2015 tăng 31,1%, trong đó có nguyên nhân từ khu vực bất động sản và việc cơ cấu lại nợ cho các DN.

Cùng mối lo này, ông Thúy cho rằng “áp lực thanh khoản đang có hiện tượng tăng. Lãi suất đang tiếp tục tăng và có thể tăng 1%-2% so với mặt bằng năm 2015. Như vậy, không thể đơn giản nói DN vẫn có thể mở rộng sản xuất kinh doanh một cách bình thường như năm ngoái được. Theo ông Thúy, cần đánh giá đúng về chiều hướng của lãi suất. Lãi suất huy động tăng lên, có thể mức lãi suất cho vay trung bình dài hạn sẽ lên 11%/năm. Mức trung bình như vậy chắc chắn sẽ có những khoản vay lãi suất cao hơn nhiều.

Đánh giá về chất lượng thị trường tài chính tiền tệ, chuyên gia kinh tế Cao Sỹ Kiêm không nêu trực tiếp mà dẫn thực trạng sức khỏe DN yếu đi rất nhiều và thu hẹp quy mô từ to xuống nhỏ cũng rất nhiều cho dù báo cáo số lượng DN thành lập mới rất khả quan. Chuyên gia này cho biết thực chất trong số DN giải thể có nhiều DN quy mô lớn nhưng DN phục hồi chỉ có quy mô rất nhỏ.

 

Găm giữ ngoại tệ tăng trở lại

Theo UBGSTCQG, năm 2015 huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng tăng 16,1% so với năm 2014. Trong đó, huy động vốn VNĐ năm 2016 tăng 16,3% (năm 2014 là 19,3%); huy động ngoại tệ tăng 14,3%, chủ yếu tập trung vào 4 tháng cuối năm 2015 (năm 2014 chỉ tăng 4,7%). Việc Trung Quốc điều chỉnh tỉ giá đã tác động tới tâm lý người dân và họ đã chuyển sang mua ngoại tệ gửi vào hệ thống ngân hàng. Điều này cho thấy người dân vẫn đang kỳ vọng rất nhiều từ tỉ giá. Việc chống đô la hóa của Việt Nam đã không đạt mục tiêu khi không làm giảm tỉ lệ đô la hóa xuống, ngược lại tỉ lệ này đang tăng.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo