06/02/2022 14:33

Sài Gòn hủ tiếu gõ được nhượng quyền 0 đồng

(NLĐO) - Thương hiệu Sài Gòn hủ tiếu gõ với mong muốn lan truyền rộng khắp, không chỉ phục vụ thực khách trong nước mà còn hướng đến khách quốc tế.

Cuối năm 2021, Công ty TNHH Sài Gòn Hủ Tiếu Gõ mở hệ thống hủ tiếu gõ tại TP HCM. Đến thời điểm này, chuỗi nhà hàng Sài Gòn hủ tiếu gõ đã có mặt tại khu vực miền Trung, miền Bắc.

Chuỗi nhà hàng Sài Gòn hủ tiếu gõ được thiết kế theo phong cách hàng quán hủ tiếu bình dân ngày xưa, với bàn ghế gỗ, chén sành, đũa tre, chai lọ nước chấm thủy tinh. Qua đó, thực khách hồi tưởng ký ức về tô hủ tiếu bình dân nóng hổi, gắn liền tiếng gõ rao hàng trong ngõ khuya một thời xưa cũ.

Đây là ý tưởng của những bạn trẻ hình thành từ những chuyến tình nguyện hỗ trợ người nghèo trong đại dịch Covid-19. Đó là Nguyễn Thành Tâm, Lê Cảnh Thịnh, Lê Nguyễn Viễn An và Phạm Võ Huy Hoàng, cùng chung khát vọng phục hồi đúng phong vị của một món ăn bình dân vang danh từ nửa thế kỷ trước. Họ góp vốn thành lập công ty, quyết tâm xây dựng thương hiệu này.

Sài Gòn hủ tiếu gõ được nhượng quyền 0 đồng - Ảnh 1.

Hủ tiếu gõ có cả giò heo với giá bán chỉ có 25.000 đồng

Sài Gòn hủ tiếu gõ ngoài phục dựng lại hình ảnh xưa cũ của xe hủ tiếu lề đường còn được cải biên nhiều yếu tố để phù hợp với xã hội, với tiêu chí ngon, rẻ và an toàn vệ sinh thực phẩm. Ông Lê Cảnh Thịnh, đại diện công ty, cho biết gia đình có hàng chục năm kinh doanh hủ tiếu nên tự tin xây dựng thương hiệu này. Hiện tại, các quán hủ tiếu đã có mức lãi khoảng 20%.

Cũng theo ông Thịnh, thủ tục thuê mặt bằng trong sân bay Tân Sơn Nhất đã hoàn tất. Sau Tết, công ty sẽ mở quán tại đây để nhiều người biết đến hủ tiếu gõ, trong đó có cả Việt kiều và khách quốc tế. Giai đoạn đầu, công ty chấp nhận lỗ mỗi tháng khoảng 150 triệu đồng để phát triển thương hiệu.

"Đến thời điểm này, chúng tôi đã nhượng quyền thành công vài đối tác ở khu vực miền Trung. Nhượng quyền cho đối tác vào thời điểm này hoàn toàn không tính phí, nhằm mục đích mở rộng hệ thống cũng như nhận diện thương hiệu" - ông Thịnh cho hay.

Cũng theo ông Thịnh, những đối tác được nhượng quyền còn được công ty cử người để hỗ trợ về quản lý, chế biến cho đến khi thuần thục. Đó là giai đoạn đầu để thương hiệu tiếp cận với khách hàng. Về lâu dài, khi chuỗi lớn mạnh sẽ tính tới việc huy động vốn, cũng như bán cổ phần ra công chúng.

Ng.Hải

Tin liên quan

Viết bình luận

VPBank chính thức bán 15% cổ phần cho tập đoàn Nhật Bản
24 phút trước 548 1k
(NLĐO) - VPBank đã đạt thỏa thuận bán 15% cổ phần cho Ngân hàng SMBC của Nhật Bản thông qua phát hành cổ phiếu riêng lẻ, có thể thu về khoảng 1,35 tỉ USD.
Tạm giữ cả ngàn bình gas có dấu hiệu giả mạo và 4 xe tải
54 phút trước 548 1k
(NLĐO) - Cơ quan quản lý thị trường (QLTT) TP HCM, kiểm tra, phát hiện 4 xe tải chở hàng ngàn bình gas có dấu hiệu vi phạm giả mạo nhãn hiệu gas đã được đăng ký bảo hộ.
VinFast chính thức bàn giao xe điện VF 9 và sắp xuất khẩu lô xe VF8 thứ 2
55 phút trước 548 1k
(NLĐO) - Theo VinFast, trong tháng 4 tới hãng xe này sẽ bàn giao xe điện VF 5 Plus cho khách hàng trong nước.
Không bổ sung quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư
3 giờ trước 548 1k
(NLĐO)- Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không bổ sung quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)
Start-up đang gặp nhiều thử thách hơn

Start-up đang gặp nhiều thử thách hơn

Hội thảo khởi nghiệp "Công nghệ - "Vũ khí" làm chủ cuộc chơi?" do Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (BSSC) tổ chức cuối tuần qua đã mang lại nhiều thông tin giá trị cho giới khởi nghiệp...