xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Rủi ro rửa tiền cao trong lĩnh vực ngân hàng và hệ thống chuyển tiền ngầm

Tin-ảnh: D.Ngọc

(NLĐO)- Lĩnh vực ngân hàng chiếm gần 90% tổng số báo cáo giao dịch đáng ngờ (STR) gửi đến Cục Phòng, chống rửa tiền, cao hơn các lĩnh vực khác

Báo cáo kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2012-2017 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày 17-5 đã xác định rủi ro rửa tiền quốc gia là trung bình cao, rủi ro về tài trợ khủng bố quốc gia là thấp.

Rủi ro rửa tiền cao trong lĩnh vực ngân hàng và hệ thống chuyển tiền ngầm - Ảnh 1.

Ông Phạm Gia Bảo, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống rửa tiền

Báo cáo cũng đã xác định rủi ro rửa tiền cụ thể cho các lĩnh vực ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, casino... Cụ thể, mức độ rủi ro rửa tiền được đánh giá là cao trong lĩnh vực ngân hàng và hệ thống chuyển tiền ngầm; trung bình cao trong lĩnh vực bất động sản, công ty kinh doanh kiều hối.

Về nguy cơ rửa tiền theo lĩnh vực, 3 lĩnh vực được đánh giá nguy cơ cao là ngân hàng, bất động sản và kênh chuyển tiền phi chính thức của đại lý chuyển và thu đổi ngoại tệ.

Bên lề buổi công bố báo cáo, ông Phạm Gia Bảo, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống rửa tiền - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho biết lĩnh vực ngân hàng chiếm gần 90% tổng số báo cáo giao dịch đáng ngờ (STR) gửi đến Cục Phòng, chống rửa tiền, cao hơn các lĩnh vực khác.

Theo báo cáo, điều này chứng tỏ, so với các lĩnh vực khác trong nền kinh tế, khả năng bọn tội phạm lựa chọn hệ thống ngân hàng nhằm hợp pháp hóa các khoản thu bất chính để biến những đồng "tiền bẩn" trên thành "tiền sạch" là cao hơn. Căn cứ vào những vụ đại án đã và đang bị điều tra về tội rửa tiền thời gian vừa qua và các số liệu về STR của Cục Phòng, chống rửa tiền có thể thấy nguy cơ rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng có thể liên quan chủ yếu đến việc rửa tiền có nguồn gốc từ tội tham ô tài sản (tội phạm chủ yếu liên quan đến những người có chức vụ, quyền hạn), đánh bạc và trốn thuế. Theo đó, để che giấu nguồn tiền thu được, tội phạm thường sử dụng tài khoản ngân hàng dưới tên người khác để nhận và chuyển các khoản tiền có nguồn gốc bất hợp pháp.

Bên cạnh đó, bất động sản là lĩnh vực thu hút được nhiều nguồn tiền đầu tư có giá trị lớn, các giao dịch mua bán, chuyển nhượng bất động sản có thể thực hiện bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản và không thông qua sàn giao dịch bất động sản nên rất khó cho các cơ quan chức năng kiểm tra, xác định nguồn gốc của tiền. Ngoài ra, đối với các vụ đại án về tham ô thời gian qua cũng như vụ đánh bạc ngàn tỉ đồng đang bị điều tra về rửa tiền, trong số các tài sản thu được từ các vụ án đều liên quan đến các tài sản là các bất động sản. Để rửa tiền, các đối tượng phạm tội thường nhờ người thân trong gia đình mua, chuyển nhượng, cho tặng bất động sản.

Kênh chuyển tiền phi chính thức với những lợi ích vượt trội về phí chuyển tiền, tính tiện lợi, không phải chứng minh mục đích chuyển tiền, tính đơn giản về thủ tục… so với các kênh chuyển tiền chính thức, các kênh chuyển tiền phi chính thức (chuyển tiền ngầm) cũng được sử dụng để chuyển kiều hối về Việt Nam. So với các kênh chuyển tiền chính thức, các kênh chuyển tiền ngầm này tiềm ẩn nguy cơ rửa tiền cao hơn.

Nguy cơ rửa tiền cao với tội tham ô tài sản

Phó Cục trưởng Cục Phòng chống rửa tiền Phạm Gia Bảo cho biết nguy cơ rửa tiền đối với các tội phạm nguồn trong nước được đánh giá là cao đối với tội tham ô tài sản (như vụ Giang Kim Đạt chuyển tiền tham ô cho bố), tội tổ chức đánh bạc (như vụ đánh bạc ngàn tỉ do Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương cầm đầu), tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý. Nguy cơ trung bình cao đối với các tội nhận hối lộ, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, trốn thuế, đánh bạc, vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã tiến hành điều tra, khởi tố 1 vụ án về tội rửa tiền có nguồn gốc từ tội tham ô.

Trong nhóm tội phạm về tham nhũng, so với tội hối lộ và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, số vụ án bị truy tố, xét xử về tội tham ô tài sản cao hơn (cụ thể, năm 2016 xét xử 80 vụ với 161 bị cáo, năm 2017 xét xử 18 vụ với 41 bị cáo).

Qua các vụ án tham ô tài sản được xét xử có thể thấy, các khoản tiền bị chiếm đoạt là rất lớn, có những vụ án số tiền này lên đến hàng trăm tỉ đồng. Các khoản tiền bị chiếm đoạt này được sử dụng cho mục đích chi tiêu cá nhân, mua sắm bất động sản, tài sản có giá trị hoặc được "rửa tiền".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo