xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Rau VietGAP lận đận

Bài và ảnh: Quang Quý

Sau nhiều năm triển khai dự án “Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp” để trồng rau sạch nhưng nông dân vẫn chưa mặn mà, TP Đà Nẵng lại triển khai thêm 300 ha

Từ năm 2010, TP Đà Nẵng đã triển khai mô hình trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP với mục tiêu cung cấp rau sạch cho người dùng, tăng thu nhập cho người trồng. Trong khi phải tốn nhiều chi phí nhưng giá bán rau sạch lại chỉ bằng giá rau thường nên người trồng không có lãi như mong muốn.

Bán theo giá rau không sạch

Năm 2010, vùng trồng rau La Hường (phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) diện tích 7,5 ha là nơi đầu tiên được TP đầu tư dự án “Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp” (QSEAP) với các sản phẩm rau sạch như cải, rau muống, xà lách, ớt...

Nông dân Đà Nẵng vẫn chưa thể khá hơn từ mô hình trồng rau sạch
Nông dân Đà Nẵng vẫn chưa thể khá hơn từ mô hình trồng rau sạch

Đây là vùng trồng rau tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn VietGAP. Để trồng rau theo tiêu chuẩn này, người trồng phải chịu nhiều chi phí và rủi ro hơn so với cách thông thường. Tuy nhiên, người trồng phải chịu thiệt do giá rau theo tiêu chuẩn VietGAP chỉ bằng giá rau thường, thậm chí nhiều lúc phải đổ đống do không có người mua.

Loay hoay bên luống ớt đang kỳ thu hoạch, ông Phan Văn Lộc (phường Hòa Thọ Đông) cho biết tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thì khả năng kháng sâu bệnh của cây thấp, nhiều loại rau phải thu hoạch sớm để tránh sâu bệnh nên năng suất thấp. Tuy nhiên, giá bán rau sạch và rau thông thường lại như nhau. Chẳng hạn vụ này, giá ớt thương lái mua tại vườn cho cả 2 loại là 18.000 đồng/kg. “Dù rau chuẩn VietGAP nhưng không có nhãn hiệu thì ra chợ cũng không khác gì rau thông thường” - ông Lộc bức xúc.

Không thể vào siêu thị

Theo ông Trần Văn Hoàng, Chủ nhiệm HTX Rau an toàn La Hường, từ năm 2010, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Đà Nẵng đã đầu tư cho HTX hệ thống tưới tiêu, nhà sơ chế, đóng gói để phục vụ sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP. Tuy nhiên, việc cung ứng sản phẩm ra thị trường gặp nhiều khó khăn do không tìm được đầu ra ổn định nên khâu sơ chế, đóng gói không hoạt động suốt nhiều năm qua.

Về nguyên nhân rau VietGAP của HTX không thể vào siêu thị, ông Hoàng giải thích đã đàm phán với các siêu thị nhưng không được bởi nguồn cung không ổn định, năng suất thấp, sản xuất rời rạc... “Sản phẩm VietGAP của HTX chỉ được đóng gói những khi phục vụ hội chợ, triển lãm” - ông Hoàng bộc bạch.

Vùng rau Phú Sơn Nam (xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) với 11 ha cũng được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nông dân trồng theo mô hình dự án QSEAP trong 2 năm qua. Tuy nhiên, đến nay, rất ít hộ ở đây theo mô hình này bởi không thể bán cao hơn giá rau thường để bù đắp chi phí. Ông Hồ Phương Dũng, người trồng rau ở đây, nhìn nhận: “Phải có khung giá riêng cho rau VietGAP nhằm bảo đảm lợi nhuận thì nông dân mới theo, chứ công sức chúng tôi bỏ ra nhiều hơn nhưng vẫn bị tiểu thương ép giá, nhiều khi bán rẻ hơn giá chợ”.

Mô hình trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP chưa được người trồng mặn mà, Đà Nẵng lại triển khai thêm dự án trồng 300 ha rau sạch, trong khi những bất cập cũ chưa được giải quyết.

Nông sản sạch… ế!

Cuối tháng 1-2016, TP Cần Thơ mở 8 điểm bán nông sản sạch theo tiêu chuẩn VietGAP tại 2 quận Ninh Kiều và Bình Thủy.

Ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công Thương TP Cần Thơ, cho biết: “Để mở hệ thống bán nông sản sạch, sở đã hỗ trợ 22,8 triệu đồng cho các điểm bán mở sạp và làm bảng hiệu. HTX Rau an toàn Long Tuyền làm đầu mối cung cấp hàng bình quân 20 kg/ngày/điểm bán. Ngoài ra, các điểm bán còn lấy nông sản từ HTX Phước Hậu (tỉnh Vĩnh Long) và Đà Lạt để kinh doanh thêm”.

Dù được đầu tư nhiều nhưng các điểm rau sạch ở TP Cần Thơ vẫn chưa hấp dẫn người mua Ảnh: CA LINH
Dù được đầu tư nhiều nhưng các điểm rau sạch ở TP Cần Thơ vẫn chưa hấp dẫn người mua Ảnh: CA LINH

Nguồn hàng bán tại các điểm khá phong phú, như rau muống, mồng tơi, cải ngọt, cải xanh, cải mầm, bí hồ lô, nấm bào ngư, hẹ, dưa leo…, với giá bán cao hơn nông sản thường 5.000-10.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, đến cuối tháng 3-2016, chỉ 3 điểm bán có tín hiệu khả quan, còn lại buôn bán rất ế ẩm, thậm chí đã đóng cửa.

Ông Toại giải thích: “Có 2 điểm nghỉ bán và 3 điểm hoạt động ở mức trung bình do người bán chưa có kinh nghiệm và thiếu nguồn cung. Mặt hàng chưa phong phú, chủ sạp lại không dám lấy nhiều nên không thu hút khách. Giá bán các loại nông sản sạch cao từ 30% đến gấp đôi so với nông sản thường nên khách hàng có sự lựa chọn”. C.Linh

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo