xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tại sao FLC, Vietjet chưa được chấp thuận đầu tư vào hạ tầng hàng không?

Dương Ngọc

(NLĐO)- Lý giải việc vừa qua FLC, Vietjet có mong muốn đầu tư vào hạ tầng hàng không nhưng chưa được chấp thuận, ông Đỗ Đức Tú, đại diện Vụ kết cấu hạ tầng - đô thị (Bộ Kế hoạch đầu tư), cho rằng là do vướng về cơ chế.

Tại cuộc tọa đàm Giải pháp thúc đẩy hàng không phát triển bền vững do Báo Giao thông tổ chức chiều 11-4 tại TP Quy Nhơn (Bình Định), lý giải việc vừa qua Vietjet, FLC có mong muốn đầu tư vào hạ tầng hàng không nhưng chưa được chấp thuận, ông Đỗ Đức Tú, đại diện Vụ kết cấu hạ tầng - đô thị (Bộ Kế hoạch đầu tư), cho rằng là do vướng về cơ chế. Hiện hạ tầng khu bay là tài sản của Nhà nước. Nhà nước đang tạm thời bàn giao cho Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) quản lý. ACV lại phải bỏ tiền ra để duy tu, bảo dưỡng rất lớn, nhưng phải tạo điều kiện cho ACV có nguồn thu để đầu tư, nâng cấp khu bay.

Cho rằng, trong các quy định của Nhà nước đều khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng nói chung và hàng không nói riêng và "nếu không có sự đầu tư của SunGroup, không biết bao giờ Quảng Ninh mới có một cảng hàng không", ông Tú khẳng định nhà nước rất mong các nhà đầu tư nghiên cứu cơ hội đầu tư và có đề xuất kết cấu hạ tầng hàng không trong tương lai.

Tại sao FLC, Vietjet chưa được chấp thuận đầu tư vào hạ tầng hàng không? - Ảnh 1.

Các diễn giả tại cuộc tọa đàm Giải pháp thúc đẩy hàng không phát triển bền vững

Ông Đặng Tất Thắng - Phó chủ tịch thường trực Bamboo Airways, cho rằng phát triển bền vững phải dựa trên phát triển hạ tầng. "Như nhà ga T3 chẳng hạn, Chủ tịch tập đoàn FLC cho biết nếu cơ chế cho phép FLC đầu tư, chúng tôi cam kết 1-1,5 năm là sẽ hoàn thành. Đó là thực tế nhưng lại có nhiều vướng mắc. Đầu tư cảng hàng không thì ACV đầu tư nhưng bên trong cảng chúng tôi hoàn toàn có thể đầu tư"- ông khẳng định.

Ông Phạm Vũ Nguyên Tùng, Giám đốc Dự án Công ty cổ phần hàng không Vietjet Air, nhắc đến việc hãng đề xuất đầu tư sân bay Điện Biên và cho biết doanh nghiệp tư nhân rất mong muốn được tham gia vào trong quá trình đầu tư quy hoạch của các sân bay. Tuy nhiên, hiện vướng là vốn quy hoạch phải là vốn Nhà nước. Thế nhưng, vốn Nhà nước lại không có nhiều để thuê được chuyên gia giỏi thực hiện quy hoạch tốt về sân bay. Vì thế cần phải có nguồn tiền để có quy hoạch và nghiên cứu đáp ứng mục tiêu bền vững. Chúng ta đang bị bó buộc trong câu chuyện đó.

Tại sao FLC, Vietjet chưa được chấp thuận đầu tư vào hạ tầng hàng không? - Ảnh 2.

Cần phải tạo ra áp lực cạnh tranh cho các hãng hàng không ở Việt Nam

TS Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, cho rằng "cái hay nhất của hàng không Việt Nam thời gian qua là cạnh tranh. Cạnh tranh của hàng không Việt Nam có điểm chung của cạnh tranh trên thị trường nhưng cũng có điểm rất đặc biệt. "Chúng ta phải hiểu là cuộc chơi các công ty hàng không và điều hành của nhà nước số lượng không thể vô hạn như trong taxi hay viễn thông, có người vào thì có người ra, không cần nhiều quá nhưng luôn luôn có áp lực cạnh tranh và quản lý hàng không Việt Nam phải tạo ra áp lực đó. Đấy là cái quan trọng và rất tích cực của hàng không Việt Nam"- TS Thành khẳng định.

Đồng quan điểm, ông Phạm Văn Hảo, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, cho biết thực tế, có những hãng hàng không tham gia thị trường, tồn tại và phát triển tương đối tốt như: Vietjet hoặc Bamboo Airways cũng đang có những khởi đầu rất tốt đẹp. Song, rõ ràng đã có những hãng bị rút giấy phép. Bức tranh hàng không của Việt Nam đẹp như hiện nay có phần không nhỏ nhờ sự tham gia của tư nhân, như Bamboo Airways, SunGroup với Vân Đồn, mang lại rất nhiều lợi ích cho cộng đồng, cho khách đi máy bay. Sự cạnh tranh lành mạnh trong hàng không tạo ra lợi ích cho cả cộng đồng và uy tín của quốc gia.

Dư địa hàng không của Việt Nam còn rất lớn

Theo Cục phó Cục Hàng Không Phạm Văn Hảo, dư địa hàng không của Việt Nam còn rất lớn. Theo ICAO, tính theo dân số, một quốc gia có hàng không phát triển, tỷ lệ người dân phải đi gấp đôi năng lực. Ví dụ Việt Nam có 90 triệu dân, năng lực phải trên 100 triệu lượt người, nhưng hiện chúng ta mới chỉ 50 triệu lượt người.

Ông Đặng Tất Thắng, Phó chủ tịch thường trực Bamboo Airways, cho rằng thị trường hàng không ở nước láng giềng như Thái Lan có tới 13 hãng hàng không, còn hiện Việt Nam mới chỉ có 4 hãng hàng không. Chỉ số phần trăm người dân Việt Nam bay không quá 50%, tức là không quá 50% người dân được trải nghiệm bay. Với sự ra đời của VietJet hay Bamboo, hy vọng sẽ thêm nhiều người dân có cơ hội được bay và đặt chân lên máy bay.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo