xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nước đến chân vẫn chưa nhảy!

THÁI PHƯƠNG

Đó là thực trạng của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam khi hiểu biết về hội nhập thua cả các nước trong khu vực như Lào, Campuchia và Myanmar

Ngày 28-12, tại TP HCM có tới 3 hội thảo về các hiệp định thương mại tự do (FTA) cho thấy sự hội nhập đang làm “nóng” nền kinh tế. Trong khi đó, kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục và Trường Doanh nhân PACE công bố cùng ngày cho thấy rất nhiều doanh nghiệp (DN) được hỏi không am hiểu về các nội dung cụ thể của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).

Mù mờ về cắt giảm thuế

Dự án nghiên cứu, khảo sát “Nhận thức hội nhập kinh tế quốc tế của DN Việt Nam” trong bối cảnh đàm phán TPP vừa kết thúc và AEC sẽ chính thức thành lập vào ngày 31-12-2015 cho thấy một bức tranh màu xám với nhiều thông tin bất ngờ. Khảo sát được tiến hành với gần 500 doanh nhân là lãnh đạo cấp cao (82,7%), quản lý cấp trung (9,9%)…, chủ yếu ở các tỉnh - thành phía Nam, nhất là “đầu tàu” kinh tế TP HCM, có thể xem là đại diện cho cộng đồng DN Việt Nam.

Sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam sẽ khó cạnh tranh khi hội nhậpẢnh: Ngọc Ánh
Sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam sẽ khó cạnh tranh khi hội nhậpẢnh: Ngọc Ánh

Theo đó, DN rất ít quan tâm đến hội nhập kinh tế quốc tế, số DN chưa biết và hầu như không quan tâm tới AEC lên đến 56,8%, TPP là 40,9% và WTO (Tổ chức Thương mại thế giới) là 33,45%. Chi tiết hơn, có tới 85,5% DN được khảo sát không nắm được những điều khoản cụ thể của AEC, tỉ lệ này đối với TPP lên đến 77,8%...

Nhận thức của DN Việt về nội dung cụ thể trong các hiệp định cũng chưa đúng và rất khác nhau. Đối với AEC, có tới 81,5% DN không biết đến một trong những mục tiêu quan trọng của cộng đồng này là hướng đến sản xuất thống nhất. Ngay với TPP, hiệp định thương mại thế kỷ và đang được sự quan tâm rất lớn của Chính phủ, các hiệp hội và cộng đồng DN nhưng khảo sát cho thấy 86,1% DN trả lời sai về năm Việt Nam tham gia đàm phán (năm 2010) và 56,6% DN trả lời sai về năm TPP hoàn tất đàm phán (năm 2015). Đặc biệt, có tới 57% DN không biết một trong những nội dung quan trọng của TPP là cắt giảm hoàn toàn thuế xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên...

Bất ngờ hơn là nhận thức và hiểu biết về hội nhập của DN Việt Nam còn thua cả các nước trong khu vực như Lào, Campuchia và Myanmar. Năm 2013, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore), khoảng 76% DN Việt Nam được hỏi không biết đến AEC, so với con số 26% ở Campuchia, 28% ở Lào và 36% ở Myanmar. DN Việt cũng xếp cuối cùng trong 9 nước tham gia khảo sát về nhận định tác động của hội nhập kinh tế ASEAN đến hoạt động kinh doanh khi chỉ 37% DN Việt Nam cho rằng có tác động mạnh và 63% nghĩ không có tác động hoặc rất nhỏ. Con số này ở Campuchia lần lượt là 62% và 38%; ở Lào là 65% và 35%; trong khi DN Thái Lan nhìn nhận tác động mạnh của AEC lên tới 84%. Đến năm 2015, khảo sát của PACE, nhận thức về AEC của DN Việt có cải thiện hơn 2 năm trước nhưng vẫn xếp sau Lào, Campuchia!

Cần chuyển từ đối phó sang chinh phục

Ông Giản Tư Trung, Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE, cho rằng việc Việt Nam ký kết nhiều FTA đem lại cả cơ hội lẫn thách thức nhưng kết quả khảo sát lại cho thấy nhận thức hội nhập của DN Việt là quá thấp, là “nỗi đau”. Phải chăng do tâm thế của DN lâu nay là đối phó chứ không phải chinh phục các thị trường khác, ngay cả thị trường gần gũi và dễ tính nhất như ASEAN. “DN vẫn xem ASEAN là nước ngoài thì khó nói chuyện hội nhập. Khi đó, DN bán hàng nội địa cũng có thể mất thị trường vì cả thế giới sẽ đến đây” - ông Trung nhìn nhận.

Tại hội nghị phổ biến thông tin về các FTA do Bộ Công Thương và UBND TP HCM tổ chức cùng ngày, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho rằng trong hội nhập, DN nên chủ động hơn và đừng quá trông chờ vào nhà nước. “Đầu năm nay, tôi nói với người bạn làm kinh doanh là cần quan tâm đến TPP. Bạn tôi nói đàm phán bí mật, có thông tin đâu mà đọc. Đến khi TPP kết thúc đàm phán, anh ấy cho rằng mới có bản tiếng Anh, làm sao đọc. Thấy vậy, tôi chuyển bản tiếng Việt nhưng anh nói đọc mà không hiểu gì cả. Tôi phải giải thích từng khái niệm nhưng anh lại nói những cái này tác động đến DN như thế nào và DN phải làm gì? Đến lúc đó, tôi chịu vì không thể làm thay cho anh” - Thứ trưởng Trần Quốc Khánh thuật lại câu chuyện với kỳ vọng cộng đồng DN sẽ chủ động hơn trong hội nhập.

Nông nghiệp bị sức ép lớn

Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Thương mại đa biên - Bộ Công Thương, cho biết dệt may là ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ TPP khi thuế nhập khẩu vào thị trường Mỹ từ 17%-25% giảm còn 0%. Riêng với quy tắc xuất xứ, Mỹ dành 2 ngoại lệ cho hàng dệt may Việt Nam mà chưa từng chấp thuận với bất kỳ thị trường nào trước đây khi ký FTA. Cụ thể, Mỹ đồng ý danh mục nguồn cung thiếu hụt, cho phép DN Việt nhập một số loại vải để sản xuất hàng may mặc mà vẫn hưởng thuế ưu đãi, đồng thời áp dụng cơ chế 1:1 (nếu DN Việt nhập 1 m vải may hàng xuất qua Mỹ sẽ được nhập 1 m vải từ thị trường khác). Ngược lại, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhìn nhận sức ép cạnh tranh lên nông nghiệp sẽ lớn hơn các lĩnh vực khác do nông nghiệp rất khó chuyển đổi cơ cấu trong một sớm một chiều. “Để tháo gỡ khó khăn, trong đàm phán, chúng tôi cố gắng tìm giải pháp cho một số mặt hàng khó chuyển dịch như muối, Việt Nam sẽ không mở cửa hay thịt lợn và thịt gà sẽ đàm phán với lộ trình 10 năm để người nuôi có thời gian chuẩn bị. Việt Nam là một nước nông nghiệp thì không có lý do gì không thể thắng trong lĩnh vực này” - ông Khánh nói.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo