xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

NÔNG DÂN MIỀN TÂY BẮT TAY LÀM "NGƯỜI TỬ TẾ" (*): Cần có cơ chế phù hợp!

CÔNG TUẤN ghi

(NLĐO) - Rất nhiều nông dân ở miền Tây đã và đang bắt tay vào sản xuất nông sản sạch, an toàn nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, nhiều nông dân cho rằng họ đang "vướng" phải một số cơ chế trong quá trình làm "người tử tế".


Sau khi khởi đăng loạt bài "Nông dân bắt tay làm "người tử tế", Báo Người Lao Động Online nhận được nhiều ý kiến từ những nông dân, hộ gia đình, các cơ sở đang sản xuất nông sản sạch, an toàn theo hướng hữu cơ.

Trong bài viết này, Báo Người Lao Động Online giới thiệu ý kiến của ông Lê Mạnh Kiểm – chủ một cơ sở sản xuất nông sản sạch ở TP Cần Thơ.

NÔNG DÂN MIỀN TÂY BẮT TAY LÀM NGƯỜI TỬ TẾ (*): Cần có cơ chế phù hợp! - Ảnh 1.

Ông Lê Mạnh Kiểm bên cơ sở sản xuất nông sản sạch của gia đình mình

Theo ông Kiểm, trở ngại lớn nhất trên con đường làm "người tử tế" của ông đó là có lúc chưa nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ người tiêu dùng cho những sản phẩm nông nghiệp sạch. Do phần lớn nông dân sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình, khó khăn trong vấn đề có được tấm giấy chứng nhận cho sản phẩm từ cơ quan chức năng.

Thủ tục hành chính để có được những chứng nhận này thì nhiêu khê và tốn kém tiền bạc. Chỉ những nơi sản xuất tập trung quy mô lớn mới đủ kinh phí để thực hiện việc cấp giấy chứng nhận này nọ.

Với quy mô hộ gia đình thì điều này gây rất nhiều khó khăn, vì sản lượng không lớn, không lẽ để đi xin "cái chứng nhận" tốn kém nhiều chi phí, thời gian. Trong khi hộ nông dân sản xuất lại chiếm tỉ lệ đông đảo. Nếu như nhà nước có một cơ quan cấp giấy chứng nhận sản phẩm an toàn, hữu cơ... miễn phí thì nông dân sẽ "cất cánh".

Doanh thu của nông dân sản xuất lương thiện ở quy mô hộ gia đình đâu được bao nhiêu, nên họ sẽ không làm giấy chứng nhận. Mà không có giấy chứng nhận thì không có cơ sở để người tiêu dùng họ đặt niềm tin vào sản phẩm sạch thật sự của mình.


NÔNG DÂN MIỀN TÂY BẮT TAY LÀM NGƯỜI TỬ TẾ (*): Cần có cơ chế phù hợp! - Ảnh 2.

Theo ông Kiểm, nhà nước cần có cơ chế hợp lý để kích thích nông dân làm "người tử tế" thật sự

Nút thắt ở đây tôi muốn nhấn mạnh là nhà nước nên cấp giấy chứng nhận miễn phí cho nông dân thông qua một cơ chế kiểm tra nghiêm túc. Việc cấp chứng nhận này nọ hiện nay đang được giao cho một số công ty tư nhân, có thể dẫn đến việc "buôn bán giấy chứng nhận" và thiếu trung thực.

Nhiều cơ sở không sản sản xuất lương thiện có thể "mua" được giấy chứng nhận nếu giấy chứng nhận đó tốn tiền, khiến niềm tin của người tiêu dùng cũng vơi đi. Đa số nông dân sản xuất là ở quy mô hộ gia đình, nhưng hàng triệu hộ gia đình thì là một con số rất lớn, họ đang sản xuất ra nguồn thực phẩm tốt cho người tiêu dùng nhưng họ lại không sống nổi. Vì thế, nếu cấp chứng nhận miễn phí thì sẽ tránh được chuyện mua bán loại giấy tờ này.

Hơn nữa, để sản xuất lương thiện nhằm cho ra những sản phẩm tốt thì đòi hỏi thời gian dài hơn, chi phí cao hơn, giá thành sản phẩm cao hơn, nhưng lại chưa được người tiêu dùng ủng hộ.

Tôn trọng những người nông dân sản xuất tử tế là trao cho họ niềm tin, thúc đẩy họ sản xuất tử tế. Người tiêu dùng muốn nông dân sản xuất tử tế nhưng lại không sẵn sàng trả cho họ chi phí xứng đáng để họ có thể sống tốt bằng sự tử tế ấy. Đó lại là một nghịch lý.

NÔNG DÂN MIỀN TÂY BẮT TAY LÀM NGƯỜI TỬ TẾ (*): Cần có cơ chế phù hợp! - Ảnh 3.
NÔNG DÂN MIỀN TÂY BẮT TAY LÀM NGƯỜI TỬ TẾ (*): Cần có cơ chế phù hợp! - Ảnh 4.

Trên con đường làm nông dân tử tế, người nông dân cần sự đồng hành của nhà nước lẫn người tiêu dùng

Chính nghịch lý này dễ dẫn đến việc một số nông dân phải sản xuất gian dối như phun thuốc kích thích, bón phân hóa học hay cho vật nuôi ăn thức ăn tăng trưởng nhằm rút ngắn thời gian sản xuất và giảm chi phí để đáp ứng thị hiếu muốn mua giá rẻ của một bộ phận người tiêu dùng. Do đó, lựa chọn sự tử tế bắt nguồn từ cả người tiêu dùng.

Cốt lõi của vấn đề là cần một giải pháp đồng bộ từ phía nhà nước, nông dân và người tiêu dùng. Tôi kiến nghị nên tổ chức cấp giấy chứng nhận miễn phí cho hộ nông dân sản xuất tử tế một khi họ có đủ những tiêu chí do nhà nước quy định. Chuyển quyền cấp các giấy chứng nhận này về cơ quan chức năng của nhà nước, chứ không nên giao quyền cho các công ty, tổ chức tư nhân.

Nông dân có trách nhiệm tuân thủ đúng quy trình mà nhà nước đưa ra, nếu phát hiện sai phạm thì tước giấy chứng nhận và đăng thông tin công khai trên báo, đài. Tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với các hộ đã được cấp giấy chứng nhận.

Một ví dụ về việc dựng nhà tiền chế trên đất nông nghiệp để phục vụ sản xuất mà tôi đã gặp. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người nông dân phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật nộp về cơ quan quản lý để họ có cơ sở cấp phép xây dựng. Nông dân mà bắt người ta lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, tôi thấy là điều không khả thi. Bởi lẽ, nhiều chỗ cán bộ cấp xã - phường hỏi báo cáo kinh tế kỹ thuật là gì thì chưa nắm được, huống gì nông dân. Vậy sao lại bắt nông dân làm báo cáo kinh tế kỹ thuật? Đáng ra cái này cơ quan chức năng phải tổ chức hỗ trợ cho nông dân.

Như vậy, tôi thấy thủ tục hành chính hiện nay còn rất nhiều điều bất cập, cần chỉnh sửa, hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn.

"Nhà có 1 công đất nông nghiệp, anh bạn tôi dựng nhà tạm để sản xuất mà phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật thì đúng là nhiêu khê. Nông dân làm sao biết được báo cáo kinh tế kỹ thuật là cái gì, người ta chỉ biết sản xuất. Quy định đó hết sức khó hiểu. Vì thế, những hộ sản xuất nông sản sạch như chúng tôi mong nhà nước cần có cơ chế phù hợp hơn để kích thích những người nông dân sản xuất tử tế để tạo ra sản phẩm tử tế thật sự", ông Kiểm kiến nghị.

Trao đi sức khỏe, nhận lại niềm tin!

Mới đây, tại buổi nói chuyện với nông dân huyện Tam Nông (Đồng Tháp) về chuyển đổi nhận thức từ kỹ thuật nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, ông Lê Minh Hoan - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp - đã giải thích về cụm từ "nông dân tử tế". Theo đó, "nông dân tử tế" là nông dân biết nghĩ cho sức khỏe của người tiêu dùng, sản xuất mua bán nông sản là trao đi sức khỏe, nhận lại niềm tin. Dẫn chứng cho việc tử tế trong sản xuất, vị "Bí thư Tỉnh ủy của năm 2017" đã kể câu chuyện về một ngôi làng nghèo nhất ở Nhật Bản. Tại đây, nông dân của họ nhờ có tư duy sản xuất tử tế là trồng nông sản sạch, không sử dụng hóa chất nên sản phẩm của họ khi đưa ra thị trường được đông đảo người tiêu dùng tin dùng, đón nhận. Từ đây, họ trở nên "đổi đời", ngôi làng của họ trở thành giàu nhất ở đất nước mặt trời mọc.

Ngoài ra, ông Lê Minh Hoan còn chia sẻ với nhiều nông dân rằng muốn trở thành một nông dân chuyên nghiệp thì trước hết phải là nông dân tử tế, biết xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị nông sản, không ngừng nâng cao kiến thức nông nghiệp, có tinh thần hợp tác, liên kết trong sản xuất… để tạo ra sản phẩm tử tế phục vụ cộng đồng. TÂM QUÂN

(*) Xem Báo Người Lao Động Online từ ngày 20-7-2020

Kỳ cuối: Chuẩn tắc, công nghệ và mệnh lệnh thị trường!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo