xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều ngân hàng “biến mất”

Thế Dũng

Mỗi lần tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đều xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết của tình hình kinh tế trong nước và tác động diễn biến kinh tế thế giới

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (QH) vừa có báo cáo kết quả giám sát “Việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng (NH) theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 của QH về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015”.

Ba lần “đại phẫu”

Báo cáo của Ủy ban Thường vụ QH nhấn mạnh: Trong vòng 15 năm trở lại đây, nước ta đã 3 lần thực hiện tái cơ cấu hệ thống NH, một lĩnh vực rất nhạy cảm với thị trường, xã hội. Theo đó, 3 lần tái cơ cấu gồm: Giai đoạn sau khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998 từ năm 1998 đến 2003, giai đoạn bắt đầu gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới 2005-2008 và giai đoạn cơ cấu lại nền kinh tế 2011-2015.

PVCombank thành lập trên cơ sở sáp nhập Tổng Công ty Tài chính dầu khí (PVFC) và Ngân hàng TMCP Phương Tây (WesternBank) Ảnh: TẤN THẠNH
PVCombank thành lập trên cơ sở sáp nhập Tổng Công ty Tài chính dầu khí (PVFC) và Ngân hàng TMCP Phương Tây (WesternBank) Ảnh: TẤN THẠNH

Kết quả, lần 1 đã sắp xếp, chấn chỉnh 14 NH thương mại (NHTM). Trong đó, đóng cửa, rút giấy phép 1 NH, sáp nhập 7 NH, cho NH khác mua lại 1 NH, hợp nhất 1 NHTM cổ phần nông thôn với 1 công ty tài chính cổ phần, chuyển 4 NHTM cổ phần nông thôn thành NHTM cổ phần đô thị. Xử lý nợ xấu giảm từ 13% giai đoạn 1996-1998 xuống 5% năm 2003.

Đợt tái cơ cấu lần 2 đã chuyển đổi 12 NHTM cổ phần nông thôn thành NHTM cổ phần đô thị. Quy mô tài sản toàn hệ thống năm 2010 tăng 10 lần so với 2001, lợi nhuận chung năm 2010 tăng hơn 20 lần so với 2001, nợ xấu năm 2010 là 2,16%.

Trong đợt tái cơ cấu lần 3 theo Quyết định số 254 ngày 1-3-2012 của Thủ tướng Chính phủ, có 9 tổ chức tín dụng yếu kém cần sắp xếp chấn chỉnh. Hầu hết các NHTM cổ phần được sắp xếp, chấn chỉnh lần này cũng là những NH từng tái cơ cấu 2 lần trước, như: Đệ Nhất, Việt Nam Tín Nghĩa, Sài Gòn, Nhà Hà Nội (đã tái cơ cấu lần 1), Sài Gòn - Hà Nội (lần 2 chuyển đổi từ NHTM cổ phần nông thôn Nhơn Ái), Nam Việt (lần 2 từ NHTM cổ phần nông thôn Sông Kiên), Phương Tây (lần 2 từ NHTM cổ phần nông thôn Miền Tây), Đại Tín (lần 2 từ NHTM cổ phần nông thôn Rạch Kiến), Dầu khí Toàn cầu (lần 2 từ NHTM cổ phần nông thôn Ninh Bình). Tái cơ cấu lần này tương tự lần thứ nhất nhưng quy mô tài sản lớn hơn và có tính phức tạp hơn.

Còn nhiều vướng mắc

Theo Ủy ban Thường vụ QH, 3 lần tái cơ cấu đã chỉ ra những hạn chế đối với lĩnh vực NH, đặc biệt là việc cấp phép thành lập các NH mới và chuyển đổi loại hình. Sự phát triển nhanh về số lượng NHTM, chuyển đổi các NHTM cổ phần nông thôn lên NHTM cổ phần đô thị chưa thực sự gắn kết với việc đánh giá chất lượng quản trị NH (vốn chủ sở hữu, trình độ, chuẩn mực và công nghệ quản trị), tạo sự bất ổn, mất an toàn cho hoạt động NH.

Các giải pháp về sắp xếp, chấn chỉnh trong hệ thống NH vẫn chưa có sự thay đổi lớn về chất; chưa có sự tham gia của các NHTM lớn, tiềm lực tài chính mạnh trong quá trình tái cơ cấu các NH nhỏ, yếu kém. Do đó, năng lực cạnh tranh và quản trị, điều hành của nhiều NH sau tái cơ cấu chưa cải thiện, đáng kể nhất là việc áp dụng chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Báo cáo nêu rõ một số giải pháp áp dụng trong quá trình tái cơ cấu còn mang tính tình thế. Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong tái cơ cấu rất quan trọng nhưng còn thiếu quyền hạn xử lý, hiệu quả còn hạn chế.

Đặc biệt, Ủy ban Thường vụ QH nhấn mạnh vấn đề sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam thiếu minh bạch, vốn điều lệ ở một số NHTM cổ phần không phản ánh đúng thực chất, dẫn đến nguy cơ chi phối, thao túng hoạt động NH. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro và ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của từng NH nói riêng cũng như toàn hệ thống nói chung, gây cản trở đến quá trình cơ cấu.

Về các nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong tái cơ cấu NH được Ủy ban Thường vụ QH nêu, có nguyên nhân chủ quan là một số giải pháp tái cơ cấu mới giải quyết những vấn đề trước mắt như vận động tự sáp nhập, mua bán nhưng khó xử lý được triệt để các tồn tại. Các kết quả đạt được trong bảo đảm an toàn hệ thống dựa chủ yếu vào sự hỗ trợ của NH Nhà nước.

Trong khi đó, NH Nhà nước vừa đóng vai trò là NH trung ương tập trung vào mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền vừa phải đảm nhiệm vai trò đại diện chủ sở hữu của các NHTM nhà nước, dẫn đến khó khăn trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tiền tệ, NH.

Theo kế hoạch, báo cáo giám sát nêu trên sẽ được Ủy ban Thường vụ QH trình bày và QH thảo luận vào ngày mai (1-11). 

Xử lý nợ xấu vẫn chậm

Cùng với quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, từ năm 2012 đến hết tháng 8-2014, hệ thống NH đã xử lý được 214.000 tỉ đồng nợ xấu. Trong đó, năm 2012 xử lý được 69.900 tỉ đồng, năm 2013 là 97.700 tỉ đồng và 8 tháng đầu năm 2014 hơn 46.400 tỉ đồng.

Dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng Ủy ban Thường vụ QH vẫn cho rằng việc xử lý nợ xấu chậm do vướng mắc cả về thể chế lẫn mô hình. Các giải pháp được triển khai, chủ yếu là tổ chức tín dụng tự xử lý nợ xấu, đã làm giảm mức độ năng lực tài chính, hiệu quả kinh doanh của tổ chức tín dụng trong ngắn hạn. Cụ thể, 8 tháng đầu năm 2014, tổng nợ xấu được xử lý bằng dự phòng rủi ro là 11.200 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, Công ty Quản lý tài sản (VAMC) mới ra đời, năng lực tài chính có hạn, không đủ nguồn lực để thực hiện theo phương thức “mua đứt bán đoạn”. Tính đến ngày 30-9, VAMC đã mua 68.000 tỉ đồng nợ xấu nhưng chỉ bán được hơn 1.400 tỉ đồng.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo