xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngành công nghiệp hỗ trợ ít lạc quan trước thời cơ mới

Thanh Nhân

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ không có nhiều lợi thế để nhận chuyển giao sản xuất, mua hàng từ các tập đoàn đa quốc gia có thể dịch chuyển khỏi Trung Quốc

Theo Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) Việt Nam (VASI), mặc dù doanh nghiệp (DN) CNHT không quá khó khăn về nguyên vật liệu đầu vào và chưa phải ngừng sản xuất trong đại dịch Covid-19 nhưng gần 1/2 DN hội viên VASI đã bị giảm doanh thu đến 50% trong quý I/2020 so với cùng kỳ năm 2019; dự kiến 85% DN ngành này giảm đến 70% doanh thu trong quý II. Thời gian tới, chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ tiếp tục khó khăn, nguy cơ nhiều DN CNHT phụ thuộc thị trường xuất khẩu sẽ phải đóng cửa.

Trước thông tin và nhận định sau đại dịch Covid-19, các công ty đa quốc gia có thể chuyển sản xuất hoặc mua hàng từ Trung Quốc sang các quốc gia thứ 3 và đây là cơ hội tốt của Việt Nam, bà Trương Thị Chí Bình, Phó Chủ tịch VASI, cho biết thời điểm này, các DN hội viên VASI nhận được rất ít thông tin lạc quan từ thị trường. "Một vài công ty sản xuất linh kiện nhựa và cơ khí nhận được thêm đơn hàng do việc cung ứng từ Trung Quốc khó khăn trong thời gian trước nhưng ngay khi Trung Quốc phục hồi sản xuất thì các đơn hàng thêm này đã giảm dần và sẽ dừng hẳn" - bà Chí Bình nêu.

Cũng theo bà Chí Bình, việc chuyển sản xuất/mua hàng sang quốc gia thứ 3 ngoài Trung Quốc đã được các tập đoàn đa quốc gia tìm kiếm trong vài năm trở lại đây. Tuy vậy, CNHT của Việt Nam hầu như không đáp ứng được các yêu cầu để chuyển giao. Nguyên nhân là do quy mô DN CNHT Việt Nam rất nhỏ, chỉ có thể đáp ứng được các đơn hàng nhỏ và linh kiện rời; chỉ một vài DN có thể sản xuất cả cụm linh kiện; số lượng DN CNHT đạt yêu cầu về chất lượng rất ít. Kể cả khi đã đạt chất lượng và chủng loại sản phẩm, DN Việt Nam rất khó cạnh tranh về giá so với Trung Quốc.

Để đón đầu cơ hội tiếp nhận đầu tư, bán hàng cho các công ty đa quốc gia có thể di dời khỏi Trung Quốc, VASI cho rằng Chính phủ cần tiếp cận để đàm phán cụ thể với các công ty này. Song song đó, có kế hoạch chi tiết hình thành các tổ hợp/liên doanh CNHT gồm các DN nhỏ, các cụm liên kết sản xuất hoặc có biện pháp ưu đãi cụ thể cho các công ty CNHT quy mô vừa hiện nay đầu tư mở rộng sản xuất đáp ứng yêu cầu mới; xây dựng các chương trình hiệu quả khuyến khích hỗ trợ khởi sự DN trong lĩnh vực CNHT các ngành chế tạo. 

Về dài hạn, cần có chính sách tạo dung lượng thị trường đủ cho CNHT phát triển kết hợp với liên tục giảm thủ tục hành chính, cắt bỏ các chi phí không chính thức, phát triển các tập đoàn nội địa sản xuất sản phẩm cuối cùng, các tổ hợp DN, cụm liên kết công nghiệp để làm chủ "cuộc chơi" công nghiệp chế tạo. Cùng với đó, xây dựng chính sách phát triển các ngành vật liệu cho CNHT, ban hành Luật CNHT/Luật Công nghiệp… 

Cần chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm

Mới đây, trong bản kiến nghị gửi Chính phủ các giải pháp thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, tái khởi động nền kinh tế, ngoài mong muốn tiếp cận các ưu đãi về giảm/giãn thuế, phí, lãi suất vay..., VASI đề xuất Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ tiêu dùng thông qua giảm/giãn các loại thuế trực tiếp ảnh hưởng đến giá bán sản phẩm để khuyến khích người tiêu dùng mua hàng nội địa. Ngoài ra, hỗ trợ DN tìm kiếm và tiếp cận các khách hàng tiềm năng tại Việt Nam lẫn nước ngoài, kết nối DN với người mua tiềm năng của mỗi ngành.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo