xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngân sách vào vòng xoáy trả nợ

​Tô Hà

Theo kế hoạch, năm 2016 là năm thứ hai liên tiếp, ngân sách phải dành khoản tiền 150.000 tỉ đồng để trả nợ

Thông tin này được ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại đưa ra tại cuộc họp báo chuyên đề về những cải cách trong quản lý, sử dụng vốn vay ODA và vay ưu đãi của nước ngoài do Bộ Tài chính tổ chức ngày 22-3.

Sau năm 2017 mới giảm

Con số 150.000 tỉ đồng là mới tính riêng nghĩa vụ trả nợ năm 2016, chiếm 14,7% tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN). Nếu tính gộp tất cả các nghĩa vụ, bao gồm cả số đảo nợ thì nghĩa vụ trả nợ sẽ tăng lên 24% tổng thu ngân sách, tương đương 245.000 tỉ đồng.

“Nghĩa vụ trả nợ năm 2016 cao vì hiện nay đang phải xử lý các khoản nợ từ năm 2011-2013. Trong giai đoạn đó, chúng ta huy động các khoản vay ngắn hạn rất nhiều, khoảng 70% vốn huy động bằng trái phiếu, tín phiếu từ 1-3 năm. Kỳ hạn ngắn lại thì nghĩa vụ trả nợ cao lên và nay đến hạn phải trả. Từ sau năm 2017, nghĩa vụ trả nợ sẽ giảm xuống” - ông Long phân tích.

 

Dự án đại lộ Đông Tây từ vốn vay ODA Nhật Bản hoạt động hiệu quảẢnh: Tấn Thạnh
Dự án đại lộ Đông Tây từ vốn vay ODA Nhật Bản hoạt động hiệu quảẢnh: Tấn Thạnh

 

Trước đó, áp lực tăng vay nợ cho đầu tư phát triển dẫn đến tăng nhanh nợ công trong điều kiện cân đối NSNN giai đoạn 2011 - 2015 khó khăn đã khiến Chính phủ phải duy trì bội chi ở mức cao, tăng phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển. Đồng thời, cũng do cân đối khó khăn, Chính phủ phải bố trí chi trả nợ thấp hơn nhu cầu phát hành, phải đảo nợ để kéo dài được thời hạn nợ. Ngoài ra, do thị trường vốn chưa phát triển, việc phát hành trái phiếu Chính phủ mới chỉ đáp ứng được 50%-70% yêu cầu nhiệm vụ huy động vốn hằng năm nên phải tăng vay từ các nguồn vốn ngắn hạn khác với chi phí cao.

Việc tăng nghĩa vụ trả nợ công của Việt Nam cũng có tác động từ biến động tỉ giá. Nhưng theo Bộ Tài chính, việc phá giá đồng tiền của các nền kinh tế lớn, trong đó có Trung Quốc và việc điều chỉnh tỉ giá của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2015 được Bộ Tài chính đánh giá là không có tác động quá lớn đến nghĩa vụ trả nợ của thời điểm này.

Vì trong cấu trúc nợ vay của Việt Nam có 50% bằng USD, các đồng tiền còn lại chủ yếu là euro và yen Nhật nên Việt Nam được hưởng luật bù trừ giữa các đồng tiền. Bên cạnh đó, năm 2015, dù nới biên độ tỉ giá USD/VNĐ khoảng 5%, nợ công của Việt Nam chiếm 50% nhưng lãi suất các khoản vay là cố định nên cũng không bị tác động quá nhiều đến nghĩa vụ trả nợ.

Đàm phán để tránh sốc vì trả nợ

Cũng theo Bộ Tài chính, áp lực trả nợ của Việt Nam sẽ thực sự rơi vào giai đoạn 2022-2025 khi các khoản vay ODA chủ yếu đều đến hạn. “Khoản vay có thời gian dài nhất hiện nay của Việt Nam là đến năm 2055. Tuy nhiên, khi tính toán dòng tiền và từng khoản nợ hiện nay của Việt Nam, thời gian trả nhiều nhất sẽ vào năm 2022-2025, có nghĩa là từ nay đến năm 2020 chưa phải trả nhiều” - ông Long phân tích.

Một trong những điều khoản khi Việt Nam không còn được vay theo điều kiện ODA vào năm 2017 là các khoản vay hiện nay sẽ có 2 lựa chọn: phải rút ngắn thời gian trả nợ nhanh gấp đôi hoặc chịu trả mức lãi suất cao hơn so với cam kết trước đây, tức là từ mức lãi suất 2%/năm lên 3%/năm. Để tránh sốc khi thực hiện nghĩa vụ trả nợ, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính đàm phán với các nhà tài trợ nhằm hạn chế tối đa tác động của việc trả nợ nhanh đến NSNN và các chủ đầu tư.

“Bộ Tài chính đang đàm phán với Ngân hàng Thế giới (WB) về trả nợ nhanh. WB đã cam kết sẽ cùng tính toán để có phương án phù hợp, không tác động nhiều đến nghĩa vụ lâu dài cũng như trước mắt của Việt Nam. Nếu kết quả tốt thì các nhà tài trợ khác cũng sẽ đi theo lộ trình này vì vốn ODA từ WB hiện chiếm gần 30% tổng vốn vay của Việt Nam” - ông Long cho biết.

 

Nâng cao năng lực quản trị nhà nước

Đánh giá của công ty tư vấn quản lý Boston (BCG) công bố ngày 22-3 cho thấy Việt Nam là 1 trong 4 nước dẫn đầu thế giới về chuyển đổi mức độ thịnh vượng kinh tế sang chất lượng sống người dân. Kết quả này được thực hiện bằng công cụ đánh giá phát triển kinh tế bền vững (SEDA) trên 149 quốc gia.

Các nghiên cứu trong báo cáo cho thấy với chỉ số GDP đầu người (dựa trên cân bằng sức mua) chỉ đạt gần 5.200 USD nhưng Việt Nam lại thuộc nhóm quốc gia có biểu đồ phát triển ổn định, có khả năng đạt chất lượng sống của người dân ngang bằng với các quốc gia có GDP tính theo đầu người trung bình là 10.000 USD.

Nhấn mạnh nâng cao năng lực quản trị nhà nước là yếu tố quan trọng, báo cáo lưu ý Việt Nam buộc phải vượt qua thách thức này để thu hút đầu tư nước ngoài. Điều này đòi hỏi Việt Nam cần tăng cường tính minh bạch trong quản trị thông qua triển khai áp dụng các công cụ kỹ thuật số. Báo cáo cũng đề nghị Chính phủ nên áp dụng chế độ đãi ngộ các cán bộ nhà nước có trình độ cao và Việt Nam có thể học tập và áp dụng tốt mô hình của Singapore như một cơ chế hiệu quả nhằm thu hút và giữ chân nhân tài, trong đó bao gồm cả việc gia tăng số lượng nữ giới trong các vị trí lãnh đạo.

D.Ngọc

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo