07/02/2023 16:18

Sáng mai 8-2, Ngân hàng Nhà nước sẽ họp về tín dụng bất động sản

(NLĐO) – Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy tính đến cuối năm 2022, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt xấp xỉ 800.000 tỉ đồng.

Theo nguồn tin của Báo Người Lao Động, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức hội nghị về công tác tín dụng lĩnh vực bất động sản vào sáng mai, 8-2. Các doanh nghiệp trên thị trường bất động sản đang "ngóng" thông tin và chính sách từ cuộc họp này, bởi tín dụng ngân hàng vẫn đang là kênh tiếp cận vốn chính trong bối cảnh các kênh huy động vốn khác, như trái phiếu doanh nghiệp, gặp khó.

Hôm 6-2, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức cuộc họp khẩn để nghe báo cáo về tình hình vốn cho thị trường bất động sản. Cuộc họp có sự tham dự của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ Chính sách tiền tệ, cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng cùng tổng giám đốc các tổ chức tín dụng.

Sáng mai 8-2, Ngân hàng Nhà nước sẽ họp về tín dụng bất động sản - Ảnh 1.

Doanh nghiệp bất động sản vẫn gặp khó khăn về vốn

Theo định hướng tín dụng năm 2023 của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng được yêu cầu ưu tiên vốn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh; tiếp tục kiểm soát tín dụng đối với một số lĩnh vực rủi ro, bao gồm kinh doanh, đầu tư bất động sản…

Trong khi đó, các doanh nghiệp bất động sản tiếp tục phản ánh bức tranh khó khăn của thị trường.

Tại tọa đàm "Nghị quyết 01 - Đột phá hỗ trợ doanh nghiệp" do Báo Người Lao Động vừa tổ chức, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), cho rằng năm 2022 là năm mà tính chất khó khăn ở mức "khắc nghiệt nhất" đối với doanh nghiệp bất động sản, dù đây là ngành quan trọng bậc nhất trong 21 nhóm ngành của nền kinh tế. Trong đó, khó khăn liên quan pháp lý chiếm đến 70%. Do đó, 2023 là năm bản lề, có ý nghĩa sống còn với doanh nghiệp bất động sản nên nếu không có giải pháp hiệu quả thì kết quả sẽ không tốt.

Trước đó, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1-2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan phải xác định khó khăn của thị trường bất động sản là nút thắt cần sớm giải quyết để tháo gỡ khó khăn cho nhiều lĩnh vực khác, như trái phiếu doanh nghiệp.

Theo báo cáo thị trường bất động sản năm 2022, Bộ Xây dựng đã dẫn số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết tính đến cuối năm ngoái, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt xấp xỉ 800.000 tỉ đồng. Tại thời điểm cuối năm 2021, con số này xấp xỉ 700.000 tỉ đồng.

Thái Phương. Ảnh: Bình An

Tin liên quan

Viết bình luận

Người chăn nuôi kiệt quệ, phải vay mượn nóng để mua cám
1 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Theo Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, trong khi lúa gạo có chính sách tạm trữ - chính sách giá sàn thì người chăn nuôi lại không được hưởng chính sách này
GDP quý I của Việt Nam tăng 3,32%
1 giờ trước 548 1k
(NLĐO)- Theo Tổng cục Thống kê, khu vực dịch vụ thể hiện rõ sự phục hồi nhờ hiệu quả của các chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa, chính sách mở cửa nền kinh tế trở lại từ ngày 15-3-2022 khi dịch COVID-19 được kiểm soát
Chủ tịch EVN Dương Quang Thành nghỉ hưu từ ngày 1-5
3 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Sau 8 năm giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN, ông Dương Quang Thành sẽ nghỉ hưu theo chế độ từ đầu tháng 5-2023
Kinh tế ban đêm đang chuyển biến tích cực
4 giờ trước 548 1k
Đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch ban đêm là chủ trương đúng đắn nhằm tăng cường thu hút, giữ chân du khách ở lại và chi tiêu nhiều hơn
Dự báo ngành mía đường phục hồi trong năm 2023

Dự báo ngành mía đường phục hồi trong năm 2023

Giới phân tích dự báo năm 2023, doanh nghiệp ngành mía đường sẽ có sự phục hồi, lấy lại vị thế nhờ các biện pháp chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức đối với một số sản phẩm đường...