xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngân hàng đi “săn” doanh nghiệp

THÁI PHƯƠNG

Hiện lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 10%-12%/năm khiến nhiều doanh nghiệp không mặn mà vay vốn

Ngày 13-10, tại TP HCM, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP đã làm việc với Ngân hàng (NH) Nhà nước Chi nhánh TP và các NH thương mại, doanh nghiệp trên địa bàn xung quanh vấn đề thị trường tiền tệ, hoạt động NH.

Tìm doanh nghiệp khỏe ngày càng khó!

Ông Nguyễn Phước Hưng, Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) TP HCM, nhận định chưa bao giờ DN lại thờ ơ với nhu cầu vay vốn NH như lúc này. Mỗi lần họp, hội thảo, hiệp hội đều phát phiếu khảo sát để DN cung cấp thông tin, nhu cầu về vốn nhưng rất ít đơn vị phản hồi. Có khi phát 1.000 phiếu, số thu về chỉ vài tờ.

Doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn trung, dài hạn để mở rộng sản xuất Ảnh: TẤN THẠNH

Doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn trung, dài hạn để mở rộng sản xuất Ảnh: TẤN THẠNH

DN không vay vốn một phần vì biết không tiếp cận được hoặc tìm không ra nguồn vốn ngoài NH. Những DN đủ điều kiện vay thì không biết vay để làm gì, có bù đắp được rủi ro, lợi nhuận không... “Vấn đề đáng lo hơn là thị trường đang ngưng trệ, sức mua rất kém. Nếu sản xuất hàng ra không bán được thì DN vay vốn làm gì?” - ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản, băn khoăn.

Kết quả, trong khi tín dụng cả nước đến cuối tháng 9 tăng 7,26% thì TP HCM chỉ đạt 6,05% và các NH thương mại than thở việc tìm kiếm DN tốt ngày càng khó. Đây là thời kỳ các NH phải đi “săn” DN, nhất là những DN có tài chính lành mạnh.

“Những khách hàng tốt, NH TMCP Á Châu (ACB) đã lùng sục hết rồi. Chúng tôi còn đưa ra các gói kích thích tín dụng với lãi suất 3 tháng đầu chỉ 7%/năm, 3 tháng tiếp theo chỉ 8%/năm nhưng số tiền giải ngân cho DN chỉ khoảng 4.000 tỉ đồng” - ông Đỗ Minh Toàn, Tổng Giám đốc ACB, nói.

Các NH đang phải cạnh tranh gay gắt với nhau về lãi suất, dịch vụ để tìm khách hàng tốt; thậm chí “săn đón”, theo sát từng dự án để biết khi nào DN có nhu cầu cần thêm vốn mà tiếp ứng.

Theo ông Đỗ Duy Hưng, Tổng Giám đốc NH TMCP Bản Việt, với những DN tốt, quan hệ lâu năm, NH có gói sản phẩm lãi suất chỉ 7,58%-8%/năm trong 6 tháng đầu, thậm chí mức vay chỉ 5%/năm với điều kiện sử dụng vốn hiệu quả trong vòng 3 tháng nhưng không hẳn DN nào cũng đáp ứng được hoặc có nhu cầu.

“Có những hạn mức tín dụng cấp cho DN lên tới 20.000 tỉ đồng nhưng cho vay không được. Nhân viên NH còn đeo bám khách hàng tích cực, tiếp cận thường xuyên nhưng quan trọng là DN không có nhu cầu” - Phó Tổng Giám đốc NH TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam Nguyễn Quang Triết bộc bạch.

Phải giảm thêm lãi suất cho vay

Ngược lại với phần phân trần, than thở của các NH, ông Đỗ Trọng Vinh, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy đặc sản, cho hay công ty đang phải chịu mức lãi suất 11,5% đối với các khoản vay trung, dài hạn.

Theo lãnh đạo Hiệp hội DN TP HCM, thời gian qua, lãi suất đã giảm nhiều và rất thuận lợi nhưng thực tế không hẳn vậy. Các mức lãi suất cho vay ưu đãi 6%-7%/năm chỉ áp dụng trong thời gian vài tháng đầu, sau đó tăng lên theo thị trường và lãi suất thực sự DN vay là 10%-12%/năm.

TS Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM, đặt vấn đề lãi suất cho vay trung, dài hạn đang quá cao khiến DN không muốn vay vốn, không đầu tư sâu vào công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh. Tỉ lệ cho vay trung, dài hạn trên tổng dư nợ cũng ở mức thấp, nhiều NH không còn dư địa để cho vay dài hạn.

Ông Đỗ Minh Toàn lý giải khách hàng chủ yếu gửi tiền kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng. Tiền gửi ngắn hạn tại ACB hiện chiếm 85% tổng nguồn vốn huy động, trung và dài hạn chỉ chiếm 15%. Thêm nữa, NH Nhà nước quy định các NH thương mại chỉ được phép dùng 30% vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn. Hiện khả năng cho vay trung, dài hạn của ACB tối đa cũng chỉ được 10.000 tỉ đồng.

Ở một số NH, tỉ lệ huy động kỳ hạn dưới 3 tháng còn chiếm tỉ trọng đến 70% nên không dám mạnh tay cho vay trung, dài hạn vì sợ ảnh hưởng đến thanh khoản và gặp rủi ro. Ngoài ra, chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay hiện từ 3%-4% cũng không ổn. Ngay Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia nhiều lần họp cũng đề xuất phải giảm mức chênh lệch này về 2,5%-3%. Nếu giảm được điểm này, lãi suất cho vay sẽ giảm thêm khoảng 1%/năm để hỗ trợ DN.

“NH Nhà nước có thể giảm các mức lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu cho các tổ chức tín dụng để làm sao cố gắng hạ lãi suất trung, dài hạn xuống thấp hơn” - TS Trần Du Lịch đề nghị.

Nợ xấu tăng mạnh

Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NH Nhà nước Chi nhánh

TP HCM, tính đến cuối tháng 8-2014, tổng số nợ xấu ở TP đã lên đến 60.900 tỉ đồng, chiếm 6,1% tổng dư nợ; trong khi con số này cuối năm ngoái là 44.700 tỉ đồng. Các tổ chức tín dụng có nợ xấu cao rơi vào những công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính với tỉ lệ nợ xấu đến 21%-37%.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo