xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

nCoV làm thay đổi thói quen mua sắm

Bài và ảnh: Minh Nhi

Khách hàng mua sắm trực tuyến và qua điện thoại của siêu thị đã tăng đột biến, gấp 4 - 5 lần so với trước đây

Trong những ngày dịch bệnh do virus corona chủng mới (nCoV) diễn ra, sinh hoạt của nhiều người, nhiều gia đình bắt đầu xáo trộn. Nhiều người hạn chế ra đường, đến nơi công cộng để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm. Việc mua sắm, tiêu dùng cũng thay đổi: mua trữ dùng nhiều ngày, mua hàng online…

Mua hàng online, thanh toán trực tuyến

Hai tuần nay, nhà nhà người người cảnh giác cao độ, áp dụng mọi biện pháp được khuyến cáo để "né" virus chết người. TP HCM bình thường tất bật, nhộn nhịp vậy mà giờ trở nên thưa vắng, không còn cảnh chen chúc kẹt xe quen thuộc trong những giờ cao điểm sáng - chiều. Quán ăn, quán nhậu, cà phê, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí... và cả công viên đều trở nên buồn tẻ vì thưa vắng bóng người. Siêu thị cũng chỉ đông trong một số giờ nhất định. Khách vào siêu thị cũng chọn hàng và mua rất nhanh, tranh thủ mua thực phẩm và những món cần dùng rồi vội vã rời đi, ít ai thong thả xem hàng như trước.

Chị Thu Hồng (ngụ đường Hậu Giang, quận 6) cho hay 2 tuần nay chị chỉ đi siêu thị một lần, đi chợ 3 lần dù nhà ở sát Co.opmart Hậu Giang và mấy ngôi chợ. "Trước khi có dịch, tôi đi siêu thị 2 ngày/lần; chợ thì hầu như ngày nào cũng đi vì nhiều năm nay đã quen nếp vậy. Từ hồi dịch bệnh bùng phát, 2 đứa cháu nội nghỉ học, tôi phải ở nhà trông chừng cháu, lo ăn uống, sinh hoạt" - chị Hồng kể.

Để "né" dịch, cuối tuần rồi, chị đã đi siêu thị mua tổng cộng 2 triệu đồng thức ăn về sơ chế, chất đầy tủ lạnh để dùng dần trong 7-8 ngày. Những vật dụng khác như giấy vệ sinh, nước lau sàn, nước rửa tay sát khuẩn…, con dâu chị đặt hàng online giao tận nhà.

nCoV làm thay đổi thói quen mua sắm - Ảnh 1.

Số lượt điện thoại gọi đến tổng đài Saigon Co.op để đặt hàng đã tăng gấp 4 - 5 lần trong những ngày gần đây

Chị Ngọc Linh (ngụ quận 4) vừa đặt mua 1 nồi chiên không dầu hiệu Lock&Lock, 5 cái chén, 2 cái dĩa, 1 tô lớn, 1 nồi inox 3 đáy, 1 kg gạo cùng một số loại gia vị trên website bán hàng online. Ở trọ một mình tại TP HCM, công việc khá bận rộn nên trước đây, hầu như không khi nào chị Linh tự nấu ăn mà chọn ăn tiệm cho tiện. "Em lười nấu lắm nhưng sợ con nCoV quá nên phải tự nấu. Bây giờ thứ gì tự làm được là tự làm hết, hạn chế tối đa việc lên cơ quan và đi ra ngoài, em né luôn cả việc xài tiền mặt mà mua gì cũng trả qua ví điện tử hoặc tài khoản ngân hàng" - Ngọc Linh thật thà chia sẻ. Theo Ngọc Linh, nhóm bạn độc thân của cô trước đây thường tụ tập ăn uống, xem phim, nghe nhạc với nhau, giờ ai về nhà nấy, chỉ liên lạc qua group chat. Kế hoạch gặp mặt đầu năm của cả nhóm cũng đã hoãn 2 lần, đợi đến khi nào TP HCM công bố hết dịch sẽ gặp nhau ăn mừng luôn thể.

Theo thống kê của hệ thống bán lẻ Saigon Co.op, từ khi dịch bệnh xảy ra, khách hàng có nhu cầu mua sắm trực tuyến và qua điện thoại tăng đột biến, gấp 4 - 5 lần so với trước đây. Các sản phẩm thiết yếu như khẩu trang y tế, gel rửa tay, nước rửa tay, mì gạo, sữa tươi, nước giải khát, nước tinh khiết, nước giặt, kem đánh răng… là các mặt hàng đang được khách hàng ưu tiên chọn lựa.

Trước xu hướng này, Saigon Co.op tiến hành đẩy mạnh dịch vụ mua sắm trực tuyến, tăng cường điều phối nhân sự tiếp nhận đơn hàng cũng như nhân sự giao hàng để bảo đảm thời gian giao hàng tận nhà từ 1 - 2 giờ đối với đơn hàng đặt mua hộ qua điện thoại và từ 24 - 48 giờ đối với đơn hàng mua trên trang mua sắm điện tử.

Bảo đảm đủ hàng

Trong những ngày xảy ra dịch nCoV, sức mua và doanh thu của các siêu thị trên địa bàn TP HCM đã tăng mạnh. Đã xảy ra tình trạng một số siêu thị bị đứt hàng cục bộ, không kịp bổ sung các mặt hàng rau xanh, thịt, cá, thực phẩm chế biến để phục vụ khách.

Theo các doanh nghiệp (DN) bán lẻ lẫn sản xuất hàng lương thực - thực phẩm, lượng hàng các DN chuẩn bị để phục vụ thị trường trong tháng 2, tháng 3 rất dồi dào, tăng lượng hàng dự trữ gấp 2 - 3 lần so tháng thường. Theo kế hoạch, các DN đã chuẩn bị 3.319,9 tấn lương thực/tháng (ngắn hạn) và 9.959,8 tấn/3 tháng (dài hạn); 62,4 triệu quả trứng gia cầm/tháng và 187,1 triệu quả/3 tháng; 1.748,5 tấn đường/tháng và 5.245,5 tấn/3 tháng. Về thực phẩm chế biến, chuẩn bị 631,7 tấn/tháng và 1.895,1 tấn/3 tháng. Về rau củ quả, 6.409 tấn/tháng và 19.227 tấn/3 tháng; thịt gia súc 2.224,7 tấn/tháng và 15.674,1 tấn/3 tháng; thịt gia cầm 11.780,6 tấn/tháng và 35.341,8 tấn/3 tháng.

Song song với việc tăng nguồn cung sản phẩm, một số DN sản xuất đã phối hợp với DN bán lẻ áp dụng khuyến mãi giảm giá nhiều sản phẩm với mức giảm từ 20%-20%, nhằm mục đích kích cầu tiêu dùng vừa chia sẻ với khách hàng trong lúc khó khăn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo