29/07/2020 14:50

Lý do nhà nuôi chim yến xuất hiện ở An Giang ngày càng nhiều

(NLĐO) - Tính đến tháng 6-2020, toàn tỉnh có trên 800 nhà nuôi chim yến và xu hướng tiếp tục tăng. Tổng sản lượng tổ yến thu được ước khoảng hơn 5,5 tấn/năm.

Ngày 29-7, bà Võ Thị Thanh Vân, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh An Giang, cho biết đang tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh này để ban hành 2 nghị quyết quy định về vùng nuôi và quản lý nuôi chim yến trên địa bàn theo hướng bền vững.

Lý do nhà nuôi chim yến xuất hiện ở An Giang ngày càng nhiều - Ảnh 1.

Lợi nhuận từ nghề nuôi chim yến khá hấp dẫn nên nhiều người đầu tư lớn vào lĩnh vực này

Cũng theo bà Vân, nghề dẫn dụ và nuôi chim yến tại tỉnh An Giang bắt đầu từ năm 2008 với một nhà yến đầu tiên. Tính đến tháng 6-2020, toàn tỉnh có trên 800 nhà nuôi và xu hướng tiếp tục tăng. Tổng sản lượng tổ yến thu được ước khoảng hơn 5,5 tấn/năm, với giá bán tổ yến thô dao động từ 20-25 triệu đồng/kg, góp phần tăng trưởng ước đạt 137,5 tỉ đồng/năm.

"Sản phẩm của chim yến có giá trị kinh tế cao, góp phần lớn vào tăng trưởng kinh tế của địa phương nếu ngành nghề này phát triển tốt và bền vững. Dựa vào điều kiện địa lý, tự nhiên, môi trường thì An Giang có rất nhiều lợi thế như diện tích đất nông nghiệp lớn với đồng ruộng, vườn cây ăn trái; hệ thống sông ngòi chằng chịt tạo nhiệt độ ổn định, ẩm độ tốt; có nhiều côn trùng là nguồn thức ăn phong phú, đa dạng cho chim yến. Những yếu tố này giúp chim yến phát triển và năng suất nhà yến có khả năng đạt hiệu quả cao. Hơn nữa, chim yến còn được xem là loài thiên địch, dùng để đấu tranh sinh học để bảo vệ mùa màng cho nhà nông"- bà Vân chia sẻ.

Cũng theo lãnh đạo ngành nông nghiệp An Giang, vào ngày 27-11-2018, UBND tỉnh này đã ban hành quyết định số 48 về quản lý nuôi chim yến trên địa bàn. Quyết định quy định cụ thể công tác quản lý trong lĩnh vực xây dựng, môi trường, vệ sinh thú y; quy định khu vực không được phép hay khu vực hạn chế xây dựng nhà nuôi chim yến và các vấn đề khác có liên quan. Quyết định ban hành tạo bước mới trong công tác quản lý cho đối tượng chim yến; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp đầu tư phát triển; đồng thời tạo khung pháp lý cho các cơ quan quản lý nhà nước áp dụng. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện, một số nội dung của quyết định chưa đáp ứng yêu cầu thực tế tại địa phương cần được chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp. 

Vào ngày 13-4-2020, UBND tỉnh An Giang ban hành quyết định số 17 bãi bỏ quyết định số 48 để thực hiện theo Luật Chăn nuôi 2018 và Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21-1-2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi được ban hành và có hiệu lực. Đồng thời, chỉ đạo Sở NN-PTNT tranh thủ tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành 2 nghị quyết có liên quan về quy định vùng nuôi và quản lý nuôi chim yến trên địa bàn. Các nghị quyết này ra đời tạo khung pháp lý để cho các tổ chức, cá nhân và các cơ quan quản lý nhà nước triển khai áp dụng tại địa phương.

Lý do nhà nuôi chim yến xuất hiện ở An Giang ngày càng nhiều - Ảnh 2.

Nhiều cá nhân, đơn vị xây dựng nhà nuôi yến rất chuyên nghiệp nên tỉ lệ dẫn dụ loài chim này rất hiệu quả

Hiện nay, An Giang đã thành lập Chi hội yến sào để tổ chức sản xuất, tiếp cận công nghệ hiện đại, chia sẻ kinh nghiệm, quy trình kỹ thuật, công nghệ áp dụng cũng như phương thức sản xuất,… để đạt được thành công và đảm bảo tính bền vững; nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm, hỗ trợ đầu ra cho người nuôi. Phối hợp với các công ty yến sào, hiệp hội ngành yến, tổ chức tập huấn, hướng dẫn hộ nuôi trong công tác quản lý, thiết kế xây dựng, bảo quản và các lĩnh vực khác có liên quan đến ngành yến.

"Trong thời gian tới, UBND tỉnh cũng chủ trương xây dựng chính sách khuyến khích phát triển bền vững nghề nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh như mô hình sản phẩm tổ yến kết hợp với một số sản phẩm đặc thù của tỉnh An Giang vào trong chương trình OCOP (đề án mỗi xã 1 sản phẩm) của tỉnh. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu ngành hàng yến sào đảm bảo truy xuất nguồn gốc. Hỗ trợ triển khai mô hình liên kết chuỗi sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Tổ chức nâng cao kiến thức ngành nghề cho đối tượng sản xuất thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn kỹ thuật và giao lưu, học tập chia sẽ kinh nghiệm. Tổ chức triển khai các văn bản có liên quan như Nghị định số 13 của Chính phủ. Qua đó, từng bước nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển ngành hàng yến sào tỉnh An Giang theo hướng bền vững trong thời kỳ hội nhập"- bà Vân chia sẻ thêm.

T.Nốt

Tin liên quan

Viết bình luận

Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam và chiến lược xanh hóa
49 phút trước 548
NLĐO) – Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam vừa công bố chiến lược Tăng trưởng xanh và Phát triển bền vững giai đoạn 2023 – 2030, tầm nhìn 2050
Vietcombank tiếp tục giảm lãi suất tiết kiệm từ đầu tháng 10
2 giờ trước 548
(NLĐO) – Xu hướng giảm lãi suất tiết kiệm ngân hàng vẫn diễn ra khi đến lượt "ông lớn" Vietcombank kéo lãi suất cao nhất về 5,3%/năm.
Chứng khoán sáng 3-10 đột ngột giảm sâu, VN-INdex mất hơn 20 điểm
2 giờ trước 548
(NLĐO) – Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh ngay khi vừa mở cửa giao dịch sáng 3-10; các nhóm cổ phiếu bất động sản, chứng khoán và cả thủy sản cũng giảm khá mạnh
Sếp nào ngồi "ghế nóng" ngân hàng VIB?
3 giờ trước 548
(NLĐO) – Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) vừa tiếp tục bổ nhiệm ông Hàn Ngọc Vũ làm tổng giám đốc.
Đà Nẵng chi 224 tỉ đồng chống sạt lở đường ven sông, ven biển

Đà Nẵng chi 224 tỉ đồng chống sạt lở đường ven sông, ven biển

(NLĐO) – Các dự án này nhằm gia cố, chống sạt lở thượng lưu sông Cu Đê và hệ thống kè dọc tuyến đường ven biển Hoàng Sa - Trường Sa - Võ Nguyên Giáp, TP Đà Nẵng.