xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Livestream và những chuyện tưởng như không tưởng

Vương Ngọc - Ảnh: An Na

(NLĐO) – Livestream bán hàng ngày càng thu hút người mua nhưng vì phát triển quá nóng nên tỉ lệ hàng trả về nhà bán – thường gọi là “bom” hàng khá cao

Livestream (phát trực tiếp) được thực hiện trên nền tảng của mạng xã hội như Facebook, TikTok hay các sàn thương mại điện tử đang trở thành kênh bán hàng hữu hiệu nhờ khả năng tương tác trực tiếp với khách hàng.

Những con số không tưởng

Đầu năm 2023, "chiến thần livestream" Phạm Thoại (Norin Phạm) đã lập kỷ lục livestream bán hàng liên tục trong 24 giờ trên nền tảng TikTok với những con số ấn tượng: hơn 5,1 triệu lượt người xem, hơn 75.000 đơn hàng được chốt với hơn 76.000 sản phẩm được bán ra.

Trước đó, một thương hiệu nổi tiếng về nông sản Đà Lạt (Lâm Đồng) tổ chức buổi livestream bán hàng, chủ yếu là quà Tết trong 2 giờ đã ghi nhận doanh số 1 tỉ đồng khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Bà Võ Thị Bích Thùy, Giám đốc Công ty CP Sofia (TP HCM), cho biết Sofia là thương hiệu thời trang thành lập năm 2014, từng có 25 cửa hàng tại 18 tỉnh, thành trong cả nước nhưng nay chỉ thuần bán qua livestream.

Livestream và những chuyện tưởng như không tưởng - Ảnh 1.

"Hậu trường" livestream bán hàng của Sofia - ảnh: NVCC

"Trước đây, khi kinh doanh chuỗi cửa hàng và khá thành công, tôi từng rất dị ứng với mô hình livestream bán hàng khi thấy người bán chửi bới và định kiến đây là mô hình kinh doanh không văn minh. Nhưng khi dịch COVID-19 ập đến, kinh doanh quá khó khăn, chúng tôi buộc phải chuyển đổi và xác định sẽ livestream bán hàng theo cách của mình.

Xuất phát cũng từ 2 đơn hàng trong lần livestream đầu tiên cho đến khi đạt được những cột mốc 1.000 đơn hàng/ngày rồi 8.000 đơn hàng/ngày hiện nay và mục tiêu tiếp theo của chúng tôi là 20.000 đơn hàng/ngày" – Giám đốc Công ty CP Sofia chia sẻ.

Cũng theo bà Võ Thị Bích Thùy, trở ngại khi tham gia livestream bán hàng chính là sự ngại ngùng với người thân, bạn bè,… nhưng khi đã dần vượt qua được, bà xác định đây là công việc chân chính, chỉ cần khi livestream không nói những gì khiến con mình xấu hổ là được. Đơn hàng "nổ" liên tục tạo động lực cho việc livestream và đây là mô hình giúp doanh nghiệp tăng quy mô rất nhanh mà mô hình kinh doanh truyền thống không thể đem lại.

Livestream và những chuyện tưởng như không tưởng - Ảnh 2.

Xem livestream để mua hàng ngày càng phổ biến

Hệ lụy khi đặt hàng lúc hưng phấn

Tại sự kiện của ngành Marketing diễn ra cuối năm 2022, đại diện TikTok Việt Nam – nền tảng đang làm mưa làm gió trong lĩnh vực livestream bán hàng - cho biết ý tưởng của của TikTok là bán hàng cho những người không có nhu cầu.

Ý tưởng này dựa vào con số người dùng trên TikTok ở Việt Nam rất đông, mỗi ngày có đến 50 triệu giờ xem video, chưa kể xem livestream. Điều này cũng tương tự như việc người ta đi dạo các trung tâm thương mại vào cuối tuần, sau đó phát sinh việc mua sắm.

Thực tế, có nhiều người livestream bán hàng trở thành ngôi sao trên mạng hoặc từ ngôi sao ở những lĩnh vực khác được các nhãn hàng mời về để livestream bán hàng với giá "cát-sê" không hề nhỏ. Nhiều đoạn livestream bán hàng được cắt ghép đưa lên mạng xã hội thu hút hàng triệu lượt xem chỉ trong thời gian ngắn.

Livestream và những chuyện tưởng như không tưởng - Ảnh 3.

Hàng hóa tại trụ sở một công ty giao nhận - trong đó có không ít hàng hoàn cho nhà bán

Ở góc độ người tiêu dùng, gần đây có hội chứng "nghiện xem livestream bán hàng" và chốt đơn qua livestream bởi nội dung có tính giải trí cao, hàng hóa đa dạng cùng rất nhiều khuyến mãi.

Theo ông Nguyễn Mạnh Tấn, Giám đốc marketing Haravan (công ty cung cấp giải pháp thương mại điện tử và bán lẻ), livestream bán hàng đang tăng trưởng nóng nhưng đi kèm là tỉ lệ hàng bị trả lại rất cao, ước tính khoảng 30%, nhất là hình thức thanh toán COD (nhận hàng trả tiền) còn đang phổ biến.

"Hàng hoàn lại gây thiệt hại cho nhà bán. Mỗi đơn hàng bị hoàn lỗ từ 30.000 – 50.000 đồng do chi phí vận chuyển 2 chiều, chi phí đóng gói chưa kể hàng hóa bị hư hỏng, xuống cấp. Đây là "ác mộng" của người bán vì nếu không khéo quản lý thì sẽ bị lỗ dù nhìn qua có vẻ rất đắt hàng" – ông Nguyễn Mạnh Tấn thẳng thắn.

Livestream và những chuyện tưởng như không tưởng - Ảnh 4.

Nhân viên giao hàng đang đợi khách đến nhận hàng

Thực tế, những ai hay xem livestream bán hàng đều thấy những lần phát chuyên về "xả bom" với số lượng rất lớn và cũng thu hút lượng người xem khủng vì có nhiều tình tiết gay cấn còn hàng xả thì giá rất rẻ, thậm chí nếu người xem may mắn còn được tặng không.

Ngay cả "chiến thần livestream" Phạm Thoại cũng gặp thua lỗ vì "bom hàng" nên không kinh doanh bán hàng online của chính mình mà chuyển sang hình thức hợp tác livestream bán hàng cho các nhãn hàng.

Livestream thanh lý vì không dùng đến!

Trong một chương trình truyền hình mới đây, chồng của hoa hậu doanh nhân N.H.L đã "tố" tật xấu của vợ là nghiện mua sắm online. "Cô ấy mua sắm đủ thứ, nhiều nhất là quần áo. Đi làm thì thôi chứ về nhà là coi livestream rồi "chốt đơn, chốt đơn". Shipper đến giao hàng mà chóng mặt.

Rồi cô ấy lại livestream thanh lý đồ đã mua. Rất nhiều món đồ mua 1- 2 triệu đồng còn nguyên đai nguyên kiện khi thanh lý chỉ 80.000 – 90.000 đồng. Vợ ơi! Anh mong em bớt mua đồ online lại!" - người chồng mong mỏi.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo