07/05/2020 20:03

Mua gạo dự trữ quốc gia: Chuyển hồ sơ sai phạm của 7 Cục Dự trữ sang Bộ Công an

(NLĐO)- Theo kết quả kiểm tra của Bộ Tài chính về việc mua gạo dự trữ quốc gia 4 tháng đầu năm 2020, có 7 Cục Dự trữ Nhà nước khu vực đã để các tổ chức, cá nhân gửi gạo trong kho dự trữ của nhà nước không đúng quy định pháp luật.

Chiều 7-5, Bộ Tài chính đã thông tin về kết quả kiểm tra việc mua gạo dự trữ quốc gia 4 tháng đầu năm 2020 tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước và các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực

Theo Bộ Tài chính, thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về giao chỉ tiêu kế hoạch dự trữ quốc gia năm 2020, Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước) được giao mua 190.000 tấn gạo.

Kiểm tra việc mua gạo dự trữ quốc gia: Chuyển hồ sơ sai phạm của 7 Cục Dự trữ Nhà nước sang Bộ Công an - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp đã trúng thầu nhưng từ chối ký hợp đồng cung cấp gạo dự trữ quốc gia

Kết quả mở thầu ngày 12-3-2020 tổng cộng có 28 doanh nghiệp trúng thầu cung cấp gạo dự trữ quốc gia đợt 1 năm 2020 với số lượng 178.000 tấn. Hết thời hạn phải ký hợp đồng, đã có 24 doanh nghiệp từ chối ký hợp đồng, với số gạo trúng thầu là 170.300 tấn; 2 doanh nghiệp ký hợp đồng cung cấp một phần số lượng gạo đã trúng thầu là 1.800 tấn. Chỉ có 2 doanh nghiệp đã ký hợp đồng cung cấp đủ số lượng gạo trúng thầu là 5.900 tấn.

Đối với nhà thầu từ chối ký hợp đồng, các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực đã nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền đảm bảo dự thầu của nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu số tiền hơn 27 tỉ đồng.

Kết quả kiểm tra tại các điểm kho dự trữ của 22 Cục Dự trữ Nhà nước khu vực cho thấy có 7/22 Cục đã để các tổ chức, cá nhân gửi gạo trong kho dự trữ của nhà nước không đúng với qui định của Luật Dự trữ Nhà nước và văn bản hướng dẫn quản lý, sử dụng tài sản là trụ sở làm việc, kho dự trữ quốc gia của Tổng cục Dự trữ Nhà nước, gồm: Cục Dự trữ Nhà nước Khu vực Hà Bắc, Đông Bắc, Bắc Thái, Hà Nội, Hà Nam Ninh, Bình Trị Thiên và Thanh Hóa.

Từ kết quả kiểm tra nêu trên, Bộ Tài chính đã chỉ đạo các đơn vị tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân đã để xảy ra các sai phạm. Cụ thể, tạm đình chỉ công tác để kiểm điểm làm rõ sai phạm đối với các Cục trưởng, Chi cục trưởng Dự trữ Nhà nước cho gửi hàng vào Kho Dự trữ Nhà nước trái quy định; kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân của các Cục Dự trữ Nhà nước và Chi cục có liên quan đến các sai phạm trên.

Bộ Tài chính cũng khẩn trương rà soát các quy trình, quy chế quản lý Kho dự trữ nhà nước để sửa đổi bổ sung đảm bảo công tác giám sát, quản lý tập trung, hiện đại hóa. Xây dựng kế hoạch trang bị, lắp đặt hệ thống camera tại tất cả các điểm Kho dự trữ nhà nước để phục vụ công tác giám sát, quản lý đảm bảo an toàn Kho Dự trữ Nhà nước.

Bộ Tài chính cũng yêu cầu Đoàn kiểm tra của Thanh tra Bộ có trách nhiệm chuyển ngay hồ sơ vụ việc sai phạm sang Cơ quan Điều tra - Bộ Công an để điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.

Minh Chiến

Tin liên quan

Viết bình luận

Chủ tịch và Tổng Giám đốc Đất Xanh "chốt lời" thành công hàng chục triệu cổ phiếu DXG
1 giờ trước 548
(NLĐO) - Chủ tịch HĐQT và em trai cùng Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh (mã chứng khoán: DXG) đã bán thành công tổng cộng hơn 24 triệu cổ phiếu DXG.
Một vé Vietlott trúng giải Jackpot 37,4 tỉ đồng được bán qua nhà mạng Viettel
3 giờ trước 548
(NLĐO) – Người may mắn trúng giải Jackpot trị giá 37,4 tỉ đồng đã mua vé qua nhà mạng Viettel kết nối với ứng dụng Vietlott SMS.
Nhận định chứng khoán 28-9: Cổ phiếu phục hồi mạnh, thị trường đã chạm đáy?
4 giờ trước 548
(NLĐO) - Với việc chỉ số VN-Index lấy lại sắc xanh vào cuối phiên giao dịch ngày 27-9, nhiều chuyên gia cho rằng nhà đầu tư chứng khoán giữ tỉ trọng tiền mặt cao có thể cân nhắc lướt sóng trong phiên tiếp theo.
Hoàng Anh Gia Lai muốn phát hành 130 triệu cổ phiếu với giá cao hơn 27% trên sàn
6 giờ trước 548
(NLĐO) – Hoàng Anh Gia Lai muốn chào bán riêng lẻ 130 triệu cổ phiếu để thanh toán nợ gốc, lãi trái phiếu; cơ cấu lại khoản nợ tại ngân hàng…
Hơn 10 doanh nghiệp bao bì lớn của Việt Nam bị "thôn tính"

Hơn 10 doanh nghiệp bao bì lớn của Việt Nam bị "thôn tính"

(NLĐO)- In ấn và bao bì Việt Nam là ngành công nghiệp phụ trợ cho rất nhiều ngành kinh tế khác. Sau nhiều năm tăng trưởng liên tục, ngành này có sự suy giảm trong năm 2023