xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không dễ xóa cây cao su ở vùng bão

Bài và ảnh: Hồng Ánh

Từng quy hoạch phát triển cao su tiểu điền nhưng tỉnh Phú Yên đang phải đứng trước lựa chọn phá hay để cây công nghiệp này

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên, trong cơn bão số 12 vừa qua, tỉnh này có hơn 3.000 ha cao su bị ngã đổ, chủ yếu ở 2 huyện miền núi Sông Hinh và Sơn Hòa. Trong đó, huyện Sông Hinh có gần 2.500 ha.

Tỉnh muốn bỏ

Tại cuộc họp giữa lãnh đạo tỉnh với các ngân hàng tìm giải pháp tài chính khắc phục hậu quả cơn bão số 12, ông Trần Hữu Thế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, bày tỏ lo ngại về việc phát triển cây cao su ở đây. "Cây cao su phát triển tốt trên đất Phú Yên nhưng từ khi trồng đến lúc thu hoạch phải mất 7 năm, trong khi bình quân 8 năm, tỉnh có bão lớn một lần. Phát triển cây cao su thì chỉ có trồng mà không có ăn. Tôi đề nghị ngành nông nghiệp nghiên cứu chuyển đổi cây trồng khác có giá trị hơn, chứ trồng cao su mà không thể thu hoạch do bão thì nghèo càng nghèo hơn" - ông Thế nói.

Theo ông Thế, do là cây dễ gãy nên khi gặp bão lớn, cao su ngã đổ hàng loạt. Những vườn cao su dù chỉ ngã đổ 50% cũng đành phá bỏ số còn lại.

Trong khi đó, hơn 15 năm trước, tỉnh Phú Yên đã vận động người dân phát triển cao su tiểu điền. Thậm chí, một lãnh đạo tỉnh thời điểm đó đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số vận động bằng cách nói đầy hình ảnh: "Chỉ cần trồng 10 cây cao su sau nhà, đến khi gia đình có đám giỗ, sáng sớm bước ra cạo cái rẹt là đủ tiền lo".

Không dễ xóa cây cao su ở vùng bão - Ảnh 1.

Vườn cao su của ông Nay BLôi, xã EaBar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên gãy đổ gần như toàn bộ trong cơn bão số 12

Theo ông Đặng Đình Toại, Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh, có quy hoạch đã được phê duyệt là phát triển gần 10.000 ha cao su tiểu điền. Với việc vận động mạnh mẽ của tỉnh, người dân mở rộng diện tích trồng cây cao su rất nhanh. Trong 10 năm, diện tích cao su tiểu điền của tỉnh đã lên hơn 5.000 ha. Trong đó, riêng huyện Sông Hinh đã hơn 4.000 ha. Chương trình phát triển cao su tiểu điền còn được Bộ Tài chính ủy thác cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho vay hỗ trợ.

Người trồng khó đồng tình

Ông Đặng Đình Toại cho rằng người dân vẫn rất mê trồng cây cao su. "Xóa bỏ cây cao su là chuyện rất khó. Quan điểm của huyện Sông Hinh cao su vẫn là cây chiến lược. Lâu nay, người dân nhờ cây cao su nhiều lắm. Bây giờ kêu xóa, họ chắc chắn không đồng thuận" - ông Toại cho hay.

Theo ông Toại, chỉ nên hạn chế trồng cây cao su ở những vùng không phù hợp chứ không thể xóa hẳn cây trồng này trên vùng đất Sông Hinh.

Ông Cao Nguyên Lâm, người đầu tiên trồng cao su ở tỉnh Phú Yên, thừa nhận diện tích vườn cao su của gia đình ông đã lên gần 40 ha và vẫn tiếp tục trồng mới. Trong cơn bão số 12 vừa qua, vườn cao su của ông bị gãy trên 200 cây nhưng không phải vì thế mà ông từ bỏ ý định phát triển cây trồng này. "Trồng cây cao su ít tốn công chăm sóc, thu nhập lại ổn định. Sông Hinh không có cây cao su là khổ lắm. Giờ bảo người trồng chuyển đổi thì sao chuyển đổi được. Gần vườn của tôi, cũng có nhiều cây cao su ngã đổ nhưng người chủ vẫn trồng lại cây cao su, chứ đâu phá bỏ trồng cây khác" - ông Lâm nêu quan điểm.

Theo ông Lâm, hiện giá mủ cao su vẫn ở mức thấp, khoảng 12.000 đồng/kg mủ đông nhưng như vậy là người dân vẫn có lãi hơn trồng các cây khác như sắn, mía. Nếu trồng cây cao su để lấy gỗ thì cũng có lời hơn cả trồng keo lai. Một cây cao su bị gãy trong vườn của ông vừa bán cũng được 300.000 đồng.

Ông Nay BLung, Chủ tịch UBND huyện Sơn Hòa, nhìn nhận đúng là người dân rất lo khi cây cao su gần tới kỳ thu hoạch, bão ập đến thì xem như "mất ăn". "Nhưng phá cây cao su thì trồng cây gì có giá trị kinh tế cao. Hiện vẫn chưa có cây nào có thể thay thế. Vừa rồi trong tiếp xúc cử tri, tôi cũng đề cập vấn đề này nhưng nhiều người dân không đồng tình. Bây giờ thấy cái gì có lợi thì người ta làm. Lâu nay, hiệu quả kinh tế của cây cao su khá nên không dễ xóa bỏ" - ông Nay BLung nhận định.

Cây xóa đói giảm nghèo

Ông Nay BLung đánh giá người dân miền núi vẫn xác định cao su là cây xóa đói giảm nghèo. "Hiện nay, cứ mỗi ha cao su, người trồng vẫn có lãi 5 triệu đồng/tháng. Hộ có 10 ha cao su thì mỗi tháng bỏ túi 50 triệu đồng. Với người miền núi thì không làm gì bằng trồng cây cao su" - ông Nay BLung đúc kết.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo