xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khởi nghiệp mảng hữu cơ cần sức bền

Bài và ảnh: NGỌC ÁNH

Hệ sinh thái dành cho nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam bắt đầu hình thành, giúp giảm bớt khó khăn cho những người khởi nghiệp ở lĩnh vực này

Phong trào nông nghiệp hữu cơ và thực phẩm hữu cơ đang thu hút nhiều người tham gia đầu tư, trong đó có những gương mặt khởi nghiệp trẻ. Trong số này có 2 dự án thuộc chương trình "Thương vụ bạc tỉ" đã gọi vốn thành công với số vốn lần lượt là 10 tỉ đồng (dự án liên kết với nông dân làm gạo hữu cơ Hoa Nắng) và 15 tỉ đồng (dự án phát triển chuỗi cửa hàng sữa đậu nành hữu cơ Soya Garden).

Dễ hơn trước

Theo bà Phạm Phương Thảo, Giám đốc điều hành Công ty CP Đầu tư Organica (sở hữu chuỗi cửa hàng Organica), khởi nghiệp nông nghiệp hữu cơ nay đã dễ hơn so với những người tiên phong lĩnh vực này vài năm trước. "Họ có thể nhìn vào người đi trước để rút kinh nghiệm. Hệ sinh thái khởi nghiệp nông nghiệp hữu cơ đang dần hình thành từ vật tư đầu vào đến tư vấn hỗ trợ, nhiều tổ chức đánh giá chứng nhận hữu cơ quốc tế đã có văn phòng đại diện tại Việt Nam. Tuy vậy, những khó khăn, thách thức vẫn còn rất nhiều, đòi hỏi người tham gia phải chuẩn bị thật kỹ để hạn chế rủi ro" - bà Thảo chia sẻ.

Khởi nghiệp mảng hữu cơ cần sức bền - Ảnh 1.

Vườn rau có chứng nhận hữu cơ Mỹ, châu Âu ở Đồng Nai

Theo ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Vinamit, tham gia thị trường hữu cơ tức đã xác định đây là thị trường ngách, không thể phát triển bùng nổ như hàng công nghiệp mà cần sự kiên trì, bền bỉ. 

"Thị trường của chúng ta có hơn 90 triệu dân nhưng 70% là chưa có khả năng tiếp cận thực phẩm hữu cơ, 29% còn đang tìm hiểu và chỉ 1% sẵn sàng mua thực phẩm hữu cơ. Người tiêu dùng Việt Nam có thói quen mua hàng bằng mắt và tai mà chưa có thói quen mua hàng bằng trí tuệ. Do đó, doanh nghiệp (DN) cần làm truyền thông lâu dài để người tiêu dùng chấp nhận mua giá trị thật của sản phẩm hữu cơ chứ không nhìn vào cái vỏ hình thức bên ngoài" - ông Viên nói.

Cũng theo ông Viên, đối với các mặt hàng hữu cơ tươi sống, giá bán lẻ luôn phải cao hơn giá tại vườn 2-4 lần. Người sản xuất phải tính lùi như vậy để xem hàng mình làm ra có khả năng cạnh tranh hay không. Giá bán lẻ cao không phải họ lời nhiều mà để trang trải các dịch vụ, chi phí logistics. Hàng tươi là "sáng rau chiều rác", nếu bán giá thấp sẽ không thể cung cấp sản phẩm chất lượng.

Vẫn gian nan

Năm 2016, ông Vũ Nam Thái, người sáng lập mô hình góp vốn sản xuất rau, thịt hữu cơ (trang trại 7A) thường xuyên xuất hiện tại các cuộc hội thảo về khởi nghiệp để giới thiệu về dự án. Các hoạt động của trang trại như xới đất, xuống giống, hình ảnh vườn rau thường xuyên được cập nhật trên mạng xã hội nhưng sau đó thưa dần. Cách đây vài ngày, trao đổi với phóng viên, ông Thái thừa nhận dự án đã thất bại. 

"Sở dĩ tôi còn "nói chuyện" được với nhà báo là do vẫn còn nguồn tiền từ kinh doanh bất động sản bù vào nên không vướng nợ nần. Có rất nhiều người bỏ việc công sở về làm vườn như tôi nhưng kết cục là toàn bộ tiền tích lũy ra đi, lên diễn đàn nói lời tạm biệt sau đó quay lại thành phố kiếm việc. Tôi có lời khuyên chân thành cho người khởi nghiệp nông nghiệp là chỉ nên đầu tư trên đất của mình, không làm trên đất thuê, rất rủi ro. Dự án của tôi chuyển vị trí thuê 2 lần, đầu tư rất nhiều nhưng mất trắng khi chủ đất đổi ý" - ông Thái bộc bạch.

Cũng theo ông Thái, nhu cầu thực phẩm hữu cơ là có thật nhưng thị trường khá nhỏ, tăng trưởng chậm hơn so với số người tham gia. Hiện có rất nhiều vườn nhỏ đang bắt đầu làm hữu cơ chưa lấy được chứng nhận và họ đang phải cạnh tranh gay gắt để bán vào các cửa hàng thực phẩm chọn lọc. 

Giá dòng hàng thực phẩm hữu cơ "tự xưng" không còn cao như những năm trước đây mà chỉ 20.000-25.000 đồng/kg (rau ăn củ, ăn lá) nên không có lãi. Ông Thái cho rằng trước mắt có khó khăn nhưng về dài hạn lĩnh vực này vẫn tốt. Do đó, sau khi mua được 2 ha đất, ông sẽ tái khởi động canh tác hữu cơ để ít nhất cho gia đình và người thân sử dụng, đợi thời cơ chín muồi.

Một trang trại khác ở Bình Phước, chủ nhân là du học sinh từ Mỹ về quê tiếp nhận đất đang trồng cao su của gia đình, đang theo con đường canh tác thuận tự nhiên. Sau khi đàm phán với chuỗi cửa hàng bán lẻ thực phẩm hữu cơ, vườn đã quyết định trồng rau ngót, bí đỏ. 

Theo bà Phạm Phương Thảo, nhìn chung nguồn cung nông sản hữu cơ còn thiếu nhưng không có nghĩa là hàng tốt sẽ bán được. Người tiêu dùng cần thực phẩm đa dạng, luôn cần sản phẩm mới. Vì vậy, trước khi quyết định trồng mặt hàng nào, các vườn nên tìm hiểu kỹ thị trường để đầu ra thuận lợi. 

Tính trước đầu ra

Ông Nguyễn Lâm Viên khuyên các bạn trẻ khi khởi nghiệp nông nghiệp hữu cơ, nông sản sạch quy mô nhỏ chưa nên tiếp cận siêu thị để đưa hàng vào. "Các bạn nên có mặt ở các hội chợ nông sản hay tham gia những nơi như chợ phiên, "chợ xanh tử tế"… Nếu hàng của bạn đặc sắc, siêu thị sẽ tự tìm đến bạn, khi đó, bạn mới có thể đặt điều kiện với họ" - ông Viên gợi ý.

Thực phẩm hữu cơ đang gây sốt - Ảnh 3. Thực phẩm hữu cơ đang gây sốt - Ảnh 3. Thực phẩm hữu cơ đang gây sốt - Ảnh 3. Thực phẩm hữu cơ đang gây sốt - Ảnh 3. Thực phẩm hữu cơ đang gây sốt - Ảnh 3. logosassco THMilk
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo