09/12/2017 10:47

Nông sản Trung Quốc "sang xe" là thành hàng Đà Lạt!

(NLĐO) - Hàng Trung Quốc chỉ cần "quá cảnh" Đà Lạt, sang xe biển số Đà Lạt rồi chở về TP HCM tiêu thụ là biến thành hàng Đà Lạt, đánh lừa người tiêu dùng.


Mỗi năm, Lâm Đồng cung ứng ra thị trường khoảng 2 triệu tấn rau, 50% trong đó đưa về TP HCM tiêu thụ và chỉ khoảng 20% trong tổng số 2 triệu tấn đó có truy xuất được nguồn gốc và đạt chứng nhận rau an toàn. Việc kiểm soát an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc rau Lâm Đồng còn gặp nhiều khó khăn. 

Ông Huỳnh Ngọc Hải, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng, cho biết như vậy tại Hội thảo Các giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối cung cầu và truy xuất nguồn gốc hàng hóa nông sản thực phẩm sáng 9-12 tại TPHCM.

Theo ông Huỳnh Ngọc Hải, từ 2015 đã xây dựng thương hiệu rau, hoa của Lâm Đồng; đến 2020 Lâm Đồng sẽ là địa chỉ cung cấp rau, hoa cho Hàn Quốc, Nhật và một số thị trường Bắc Á. 

Theo đó, rau, hoa của Đà Lạt sẽ được gắn logo thương hiệu Đà Lạt. Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu này gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt càng phức tạp hơn vì tình trạng hàng nông sản Trung Quốc giả thương hiệu Đà Lạt. 

Các thương lái thường chọn thời điểm hàng Đà Lạt hết mùa vụ nhập hàng Trung Quốc về, giả nguồn gốc Đà Lạt rồi đưa về TP HCM tiêu thụ. Việc làm giả xuất xứ này ngày càng tinh vi.

Hàng Trung Quốc sang xe xong là thành hàng Đà Lạt! - Ảnh 1.

Ông Huỳnh Ngọc Hải, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng bức xúc về việc nông sản Trung Quốc giả xuất xứ Đà Lạt ngày càng tinh vi

"Ví dụ mặt hàng khoai tây. Trước đây khoai tây Trung Quốc được đưa về Đà Lạt trộn đất đỏ rồi giả xuất xứ Đà Lạt khiến các cơ quan chức năng rất đau đầu, khó quản lý. Bây giờ khoai tây Trung Quốc chở từ biên giới phía Bắc về ghé Lâm Đồng, sang xe qua xe biển số Lâm Đồng  rồi chở về các chợ đầu mối ở TP HCM, hợp thức hóa thành khoai tây Đà Lạt. Mặt hàng rau cũng vậy. Mùa bông cải Đà lạt hết thì bông cải Trung Quốc được chở bằng máy bay về Đà Lạt bốc dỡ xuống xe biển số Đà Lạt chở về TP HCM. Chúng tôi chỉ đạo quản lý thị trường phối hợp quản lý địa phương kiểm soát vấn đề này rất khó khăn" – ông Huỳnh Ngọc Hải cho biết.

Cũng theo ông Hải, Lâm Đồng đã bỏ ra 500 triệu đồng thí điểm cho khoai tây Đà Lạt đóng gói 5kg vào túi lưới nhưng không ổn vì khi đưa về TP HCM tiêu thụ, người tiêu dùng không có nhu cầu mua số lượng lớn như vậy. Nếu đóng gói nhỏ hơn thì phát sinh thêm nhiều phi phí, khó bán hàng. " Việc kết nối cung cầu và truy xuất nguồn gốc thực phẩm là câu chuyện dài, cần tính tới các giải pháp căn cơ" – ông Hải đề xuất.


Thanh Nhân

Tin liên quan

Viết bình luận

Sau thông tin tích cực, giá cổ phiếu chưa bứt phá đi lên
1 giờ trước 548 1k
(NLĐO) – Trong phiên giao dịch cổ phiếu hôm nay, 28-3, chỉ số VN-Index vẫn chưa bứt phá đi lên dù thị trường tiếp nhận không ít thông tin tích cực.
Thế Giới Di Động thu hồi 100% các khoản đầu tư trái phiếu
2 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Do kinh tế khó khăn nên Thế Giới Di Động lên kế hoạch kinh doanh năm 2023 tương đương năm 2022 với doanh thu thuần 135.000 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 4.200 tỉ đồng
ADB: Chính sách tiền tệ của Mỹ và bất ổn của ngân hàng ảnh hưởng tới tài chính châu Á
3 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Chuyên gia Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) nhận định các điều kiện tài chính ở châu Á mới nổi u ám do sự không chắc chắn về chính sách tiền tệ của Mỹ và bất ổn của ngân hàng
Lo khóa sim, người dân đổ xô đi chuẩn hóa thông tin thuê bao
3 giờ trước 548 1k
(NLĐO) – Tại phòng giao dịch của các nhà mạng di động đang có tình trạng khách hàng phải xếp hàng chờ đợi lâu do lo ngại bị khóa sim 1 chiều từ ngày 31-3
Giá nhà nhiều khu vực tại TP HCM vẫn tăng

Giá nhà nhiều khu vực tại TP HCM vẫn tăng

Trong lúc thị trường bất động sản khá ảm đạm, nhiều phân khúc phải giảm giá, cắt lỗ thì giá căn hộ những khu dân cư đã lấp đầy, dịch vụ tiện ích đầy đủ gần như không bị ảnh hưởng, dù giao dịch...