xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hàng hữu cơ ngoại khó vào Việt Nam

Bài và ảnh: VƯƠNG NGỌC

Nguồn cung thực phẩm hữu cơ trong nước còn ít, chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng nhưng việc nhập khẩu chính ngạch còn gặp nhiều trở ngại

Thị trường sản phẩm hữu cơ nhập khẩu (bao gồm thực phẩm và phi thực phẩm) mới hình thành những năm gần đây nên còn ít đầu mối chuyên nhập khẩu dòng hàng này. Đa số sản phẩm đang được rao bán trên thị trường là hàng "xách tay" nên người tiêu dùng thường phải mua giá cao nhưng không được hưởng chính sách hậu mãi tương xứng.

"Mua chung" từ nước ngoài

Trên mạng xã hội đang hình thành nhiều cộng đồng chuyên về nông nghiệp hữu cơ và sản phẩm hữu cơ thu hút nhiều thành viên tham gia như: "Tiêu dùng hữu cơ", "Chọn chứng nhận organic", "Sống hữu cơ"... Ngoài việc chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức trong lĩnh vực mới mẻ này, nhiều thành viên còn kết hợp bán hàng, giới thiệu sản phẩm hướng đến nhóm khách tiềm năng. Các trang này còn giới thiệu nhiều điểm bán hàng hữu cơ uy tín nhưng hầu hết đều là hàng xách tay bán qua mạng, không đăng ký kinh doanh; việc chứng minh nguồn gốc hàng hóa chủ yếu từ "bill" (hóa đơn) mua từ nước ngoài. Thỉnh thoảng các siêu thị nước ngoài có đợt giảm giá, các thành viên rủ nhau đặt hàng để chia sẻ phí vận chuyển.

Hàng hữu cơ ngoại khó vào Việt Nam - Ảnh 1.

Gian hàng của hãng sữa Organic Valley (Mỹ) tại TP HCM trong một hội chợ thực phẩm

Tại một cửa hàng thực phẩm cao cấp trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1, TP HCM), bên cạnh các mặt hàng nhập khẩu có nhãn phụ bằng tiếng Việt với đầy đủ thông tin sản phẩm còn có kệ trưng bày hàng hữu cơ xách tay. Theo quan sát của phóng viên, phần lớn hàng xách tay tại đây thuộc nhóm gia vị hữu cơ, tên và giá bán được dán sơ sài trên sản phẩm. Tất cả thông tin về sản phẩm đều ghi bằng tiếng Nhật (ít người biết) nên việc sử dụng chủ yếu dựa vào hướng dẫn của nhân viên bán hàng hoặc tự tìm hiểu trên mạng.

Đại diện Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Thiên Ân Lê (TP HCM), chuyên bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng "không hóa chất", cho biết hiện có nhiều nguồn cung cấp hàng hữu cơ nhập khẩu nhưng đa phần là xách tay, không có giấy tờ. "Do hoạt động có đăng ký kinh doanh, có cửa hàng nên công ty chỉ bán hàng nhập khẩu hợp pháp từ một số đầu mối ít ỏi như Công ty NTP (sữa hạt, ngũ cốc, dầu ăn,...), Công ty Fire Phoenix chuyên nhập các hóa phẩm (nước rửa tay, rửa chén, nước giặt...), Công ty Solomon chuyên các sản phẩm từ sữa organic" - đại diện công ty này nói.

Thuế cao, thủ tục nhiều

Theo bà Phạm Phương Thảo, Giám đốc điều hành Công ty CP Đầu tư Organica (sở hữu chuỗi cửa hàng Organica), thị trường thực phẩm hữu cơ Việt Nam còn rất nhỏ nên chưa có nhiều đầu mối chuyên nhập khẩu dòng hàng này. "Một số đơn vị nhập thực phẩm nhập thêm vài mặt hàng hữu cơ để thăm dò thị trường. Organica có lợi thế là một trong những đơn vị kinh doanh thực phẩm hữu cơ đầu tiên tại Việt Nam, bước đầu xây dựng được uy tín với nhà cung cấp nên có nhiều cơ hội tiếp xúc với các đơn vị xuất khẩu nước ngoài muốn đưa thực phẩm hữu cơ vào Việt Nam" - bà Thảo bộc bạch.

Công ty TNHH Solomon International (TP HCM) là nhà phân phối độc quyền của hãng Organic Valley (thương hiệu sữa hữu cơ nổi tiếng của Mỹ) tại Việt Nam từ năm 2012. Bà Phan Thị Hồng Quyên, đồng sáng lập Công ty TNHH Solomon International, thừa nhận phải mất 2 năm đàm phán với hãng Organic Valley do quy định chọn hệ thống phân phối của hãng ở nước ngoài đòi hỏi tiêu chuẩn rất cao và quản lý nghiêm ngặt. "Họ xách tay thì chỉ nhập được vài món, chi phí trên từng sản phẩm rất cao nên giá bán tại Việt Nam cao gấp 3 lần ở Mỹ. Chúng tôi nhập số lượng lớn, tính bằng container nên giá bán chỉ cao hơn ở Mỹ một chút. Điều này có nghĩa là với từng mặt hàng, khi có thị trường đủ lớn thì mới bảo đảm hiệu quả khi nhập khẩu chính thức. Nhập khẩu thực phẩm theo đường chính ngạch đòi hỏi rất nhiều thủ tục kể cả từ Mỹ và Việt Nam, ngoài ra mức áp thuế nhập khẩu của Việt Nam cho nhóm sản phẩm sữa từ Mỹ khá cao (thuế nhập khẩu 30%, thuế GTGT 10%) làm đội giá sản phẩm. Nếu thuế giảm xuống 20% thì sẽ mở rộng được đối tượng tiêu thụ hơn" - bà Quyên phân tích.

Để đạt chứng nhận hữu cơ (nhất là chuẩn của Mỹ, châu Âu, Nhật Bản), các nhà sản xuất phải đáp ứng yêu cầu cao nhất trong lĩnh vực thực phẩm nhưng khi nhập khẩu vẫn phải thực hiện các thủ tục như thực phẩm thường, không được ưu tiên. Điều này khiến các doanh nghiệp phải tốn nhiều thời gian, chi phí trong việc xin giấy phép nhập khẩu, phân tích mẫu để một mặt hàng được lưu thông hợp pháp trong khi số lượng nhập khẩu nhỏ do phân khúc thị trường hẹp. "Thực phẩm có chứng nhận hữu cơ là đã đáp ứng các điều kiện về an toàn thực phẩm. Nhà nhập khẩu chỉ cần chứng minh hàng nhập đang được bán tại các thị trường khó tính thì nên miễn yêu cầu phân tích mẫu để giảm chi phí" - bà Phạm Phương Thảo đề nghị. 

Thực phẩm hữu cơ đang gây sốt - Ảnh 3. Thực phẩm hữu cơ đang gây sốt - Ảnh 3. Thực phẩm hữu cơ đang gây sốt - Ảnh 3. Thực phẩm hữu cơ đang gây sốt - Ảnh 3. Thực phẩm hữu cơ đang gây sốt - Ảnh 3. logosassco THMilk
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo