xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hàng giá trị gia tăng cao khó tiêu thụ

THANH NHÂN - NGỌC ÁNH

Người tiêu dùng chi nhiều hơn cho sản phẩm cơ bản, giá bình dân buộc doanh nghiệp phải thay đổi cơ cấu sản phẩm, đẩy mạnh các kênh bán hàng nhằm lấy doanh thu bù lợi nhuận

Thông báo đã chuẩn bị 2.700 tấn thành phẩm cho mùa Tết Tân Sửu 2021, Công ty CP Sài Gòn Food dự báo sức mua từ nay đến Tết sẽ tăng hơn 30% so với các tháng bình thường và tăng 25% so với cùng kỳ Tết Canh Tý. Mặc dù chuẩn bị lượng hàng lớn như vậy nhưng theo Sài Gòn Food, năm 2021 cũng là mùa kinh doanh khác biệt đối với hầu hết doanh nghiệp (DN) do chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.

Quay về sản phẩm cơ bản, thiết yếu

Bà Lê Thanh Lâm, Phó Tổng Giám đốc Sài Gòn Food, cho hay công ty có lợi thế là sản xuất hàng thiết yếu, thời hạn sử dụng dài (12 tháng - PV) nên tự tin lên kế hoạch sản xuất sản lượng lớn. "Điểm khác biệt lớn nhất là cả năm nay công ty không tung ra thị trường dòng sản phẩm mới nào trong khi thông lệ các năm trước đều phát triển những sản phẩm mới, đột phá cho từng năm. Covid-19 tác động trực tiếp đến sức mua nên chúng tôi không làm sản phẩm mới mà chỉ phát triển thêm một số vị mới, đa dạng hóa các dòng sản phẩm chủ lực" - bà Lâm nói và thông tin thêm ngay cả 2 dòng sản phẩm Tết được duy trì là lẩu Tết và bánh chưng, công ty cũng cắt giảm sản lượng để đưa rủi ro về mức thấp nhất. Riêng mặt hàng bánh chưng giảm đến 1/2 sản lượng so với Tết 2020.

Hàng giá trị gia tăng cao khó tiêu thụ - Ảnh 1.

Các mặt hàng cơ bản, thiết yếu dự kiến tiêu thụ tốt trong mùa Tết này .Ảnh: THANH NHÂN

Một điểm khác biệt lớn nữa, theo bà Lâm, là cơ cấu sản phẩm đã thay đổi theo hướng gia tăng những sản phẩm cơ bản, giá bình dân, giảm sản phẩm cao cấp. Từ tháng 5, ngay sau làn sóng dịch Covid-19 thứ nhất, nghiên cứu của Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen đã chỉ ra người tiêu dùng Việt Nam bắt đầu có xu hướng giảm chi tiêu, tập trung vào nhu cầu thiết yếu hằng ngày. Xu hướng này càng về cuối năm càng rõ rệt. "Tại Sài Gòn Food, cơ cấu sản phẩm giá trị gia tăng trong nhóm hàng xuất khẩu giảm đến 10%, ở thị trường nội địa thì dòng cháo tươi bình dân giá 10.000 đồng/gói tiêu thụ tăng đột biến so với những dòng giá 17.000 - 35.000 đồng/gói. Diễn biến này cộng với một số biến động do dịch Covid-19 làm lợi nhuận của Sài Gòn Food giảm đến 50% dù doanh thu tăng 10% so với năm 2020" - bà Lâm dẫn chứng.

Sài Gòn Food không phải là DN duy nhất bị giảm lợi nhuận dù doanh thu đạt khá tốt trong năm nay. Trong lĩnh vực thủy hải sản, hầu hết DN xuất khẩu tôm tăng về số lượng nhiều hơn giá trị do các đơn hàng tập trung vào sản phẩm giá trị thấp. Theo ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước (Đà Nẵng), kênh tiêu thụ của các mặt hàng giá trị cao như tôm cỡ lớn, hàng giá trị gia tăng là dịch vụ ăn uống, nhà hàng - khách sạn bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Khách hàng chủ yếu mua tôm cỡ nhỏ, chế biến đơn giản, tiện lợi được phân phối qua kênh bán lẻ để phục vụ người tiêu dùng nấu ăn tại nhà. "Những mặt hàng này có biên độ lợi nhuận không cao. Tuy nhiên, giữa bối cảnh khó khăn chung thì việc xuất khẩu của DN vẫn tăng trưởng và có lãi đã là thành công" - ông Lĩnh nhìn nhận.

Tăng khuyến mãi, không tăng giá

Cũng thừa nhận mãi lực chung của nhóm hàng tiêu dùng đã giảm 15%-30% gây tác động trực tiếp lên từng DN, ông Phan Văn Dũng, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (VISSAN), cho hay nguyên nhân chính là do thu nhập của người tiêu dùng bị ảnh hưởng trong lẫn sau đại dịch. "Về cơ bản, các mặt hàng lạp xưởng, chả lụa của VISSAN gắn liền với Tết nên khả năng vẫn tiêu thụ tốt. Cơ cấu hàng Tết tại VISSAN không thay đổi, sản lượng hàng Tết dự kiến tăng 10% so với Tết năm rồi. Riêng các dòng sản phẩm ở phân khúc giá bình dân đang bán chạy hơn hẳn, công ty chuẩn bị sản lượng tăng 10% cho mùa Tết" - ông Dũng chia sẻ.

Cũng như hầu hết DN thực phẩm khác, VISSAN không phát triển sản phẩm mới mà chỉ bổ sung 4 mã hàng mới cho dòng sản phẩm tẩm ướp, đẩy mạnh kênh bán hàng online bằng cách hợp tác với các trang thương mại điện tử lớn, chủ động mở website bán hàng trực tuyến vissanmart.com để hỗ trợ khâu bán hàng. Công ty này cũng phân bổ lại ngân sách marketing để bảo đảm luôn có chương trình khuyến mãi luân phiên giữa các sản phẩm.

Theo các DN, chi phí sản xuất có xu hướng tăng nhưng trong bối cảnh người tiêu dùng rất quan tâm và nhạy cảm với giá cả, hầu hết DN không dám tăng giá, thậm chí còn trích thêm lợi nhuận để "chạy" chương trình giảm giá, đặc biệt là ở phân khúc bán lẻ hiện đại và thương mại điện tử. Các hệ thống siêu thị lớn đã khởi động sớm chương trình khuyến mãi mùa Tết từ giữa tháng 12-2020 với số lượng lẫn chất lượng khuyến mãi hấp dẫn hơn các năm trước cũng vì lý do này. Ông Trương Chí Thiện, Tổng Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt, cho hay người tiêu dùng "soi" giá rất kỹ, nhất là thực phẩm thiết yếu, nên tất cả chương trình khuyến mãi phải là khuyến mãi thật, giảm giá thật và DN chấp nhận "lấy công làm lời".

Công ty Sài Gòn Food cũng cho biết đang cân đối ngân sách cho các chương trình khuyến mãi kéo dài từ đây đến cuối năm. Ngoài việc tham gia khuyến mãi giảm giá, tặng sản phẩm theo kế hoạch chung của các nhà phân phối lớn, công ty này còn kết hợp với các kênh như Shopee, Tiki, Lazada... cung cấp cho người tiêu dùng những chương trình bán hàng hấp dẫn, có thể giảm giá đến 50%.

Doanh nghiệp xuất khẩu cũng ra chợ

Thời gian gần đây, người tiêu dùng đi chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh, TP HCM) thường xuyên thấy quầy hàng cà phê của một thương hiệu chuyên về xuất khẩu với các dòng hàng cao cấp. Các nhân viên thương hiệu này không chỉ đứng tại quầy để mời khách đi ngang dùng thử và mua hàng mà còn đi khắp chợ để mời chào.

Theo chuyên gia về thương hiệu và marketing Trần Anh Tuấn, Giám đốc điều hành Công ty The Pathfinder, thời buổi dịch Covid-19 như hiện nay, việc các thương hiệu lớn xuống đường hay ra chợ không có gì là xấu, không làm sứt mẻ hình ảnh thương hiệu. Điều quan trọng hiện nay là người tiêu dùng ở đâu thì DN mang hàng đến, người tiêu dùng cần hàng phân khúc nào thì DN cung cấp mặt hàng đó. Hơn nữa, việc bán hàng ở chợ hay vỉa hè có chi phí thấp hơn nên giá cũng thấp hơn cho người tiêu dùng, DN có cơ hội phát triển dòng sản phẩm bình dân.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo