xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giấc mơ tàu cao tốc

Thế Dũng

Muốn thực hiện giấc mơ lãng mạn ấy phải có hơn 32 tỉ USD... Nếu dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam thành hiện thực, người VN được hưởng dịch vụ giao thông hiện đại ngang bằng các nước phát triển

hiện nay, tập đoàn Hàn Quốc và Nhật Bản cùng đang xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội-TPHCM. Tới đây, có thể Trung Quốc cũng tham gia xây dựng dự án này. Và nếu, giấc mơ tuyến đường sắt Thống nhất trở thành tuyến đường cao tốc, thì bạn có thể ăn sáng, uống cà phê tại Hà Nội và chiều cùng ngày ngồi nhậu tại TPHCM!

Gần 33 tỉ USD cho hành trình 5 giờ 15 phút từ TPHCM - Hà Nội

Khởi động cho dự án hạ tầng khổng lồ này là Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), phối hợp với Cục Đường sắt VN và hai tập đoàn Hàn Quốc là Chungsuk Engineering Co. Ltd, Korea Railroad Research Institute. Hiện tại, KOICA đã hoàn tất báo cáo nghiên cứu khả thi tuyến đường sắt cao tốc đoạn Nha Trang-TPHCM, khổ 1.435 mm, với vận tốc 200 km/giờ sẽ rút hành trình chạy tàu còn 2 giờ; vận tốc 300 km/giờ thì mất 1 giờ 30 phút và với tốc độ 350 km/giờ thì chỉ còn 1 giờ 23 phút. Theo kế hoạch, trong năm 2008, KOICA sẽ hoàn chỉnh báo cáo tuyến cao tốc cho đoạn Nha Trang-Hà Nội để hoàn tất toàn tuyến Bắc-Nam. Tuyến đường này sẽ xuất phát từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội), kết thúc tại ga An Bình (Bình Dương) với tổng chiều dài khoảng 1.630 km. Với tốc độ 200 km/giờ thì tàu khách từ Hà Nội - TPHCM mất 8 giờ 17 phút. Nếu chạy 300 km/giờ mất 5 giờ 53 phút và với tốc độ 350 km/giờ còn 5 giờ 15 phút. Trên toàn tuyến sẽ có các ga Ngọc Hồi, Thanh Hóa, Vinh, Đồng Hới, Huế, Đà Nẵng, Diêu Trì, Nha Trang, Phan Thiết, An Bình. Tổng đầu tư cho dự án này khoảng 33 tỉ USD. Nếu dự án được triển khai từ năm 2009 thì sẽ hoàn thành trước năm 2020.

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam - “Ước mơ lãng mạn lớn”

Kiến nghị xây dựng 3 tuyến đường sắt cao tốc

Tổng công ty Đường sắt VN cũng vừa kiến nghị Chính phủ cho phép thực hiện xây dựng ba tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội-Vinh, Nha Trang-TPHCM, TPHCM-Vũng Tàu và một tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Hải Phòng giai đoạn từ 2010-2015, với tổng vốn đầu tư 30,8 tỉ USD, với giá thành xây dựng gần 37 triệu USD/km.

Tiếp theo KOICA, mới đây thông qua Đại sứ quán Nhật Bản tại VN, cũng muốn giúp VN xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc Bắc-Nam. Theo phía Nhật Bản, trong vòng 6 tháng tới, họ sẽ hoàn tất báo cáo dự án tiền khả thi về tuyến đường sắt này. Theo phác thảo ban đầu, tuyến đường sắt này sẽ có 51 ga, khoảng cách giữa các ga là 30-35 km. Đây là đường sắt khổ đôi, tách riêng hai chiều chạy tàu, mỗi chiều chạy tối thiểu 60 đoàn tàu ngày/đêm (10-15 toa xe/đoàn tàu), với hành trình Hà Nội-TPHCM mất khoảng 10 giờ. Tổng đầu tư dự án khoảng 32,6 tỉ USD. Vị đại sứ Nhật Bản Norio Hattori đã gọi dự án này là “ước mơ lãng mạn lớn”. Quả thực, nếu dự án này trở thành hiện thực thì người VN sẽ được hưởng dịch vụ giao thông hiện đại ngang bằng với các nước phát triển nhất hành tinh này.

Kinh phí đầu tư?

Cho đến thời điểm này, bài toán về nguồn vốn đầu tư cho tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên ở VN vẫn chưa có lời giải thỏa đáng. Tại cuộc hội thảo về tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam mới đây, do Đại sứ quán Nhật Bản tổ chức, để giải quyết bài toán 33 tỉ USD vốn đầu tư, trong đó Nhà nước sẽ đầu tư 70%, 30% còn lại sẽ là vốn vay hoặc huy động từ các thành phần kinh tế khác, kể cả nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để “ước mơ lãng mạn lớn” thành hiện thực thì nguồn vốn đầu tư tốt nhất vẫn là từ nguồn ODA, bởi giá trị đầu tư của dự án quá lớn. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cho biết, hiện tại phía Nhật Bản đã có ý định cho vay vốn ODA để thực hiện dự án này.

img
Shinkansan, loại tàu cao tốc phổ biến ở Nhật Bản

Bên cạnh, theo ông Phúc cũng có nhiều quốc gia tỏ ra quan tâm đến “siêu dự án” đường sắt cao tốc ở VN. Hiện tại, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Bộ Tài chính đều cho rằng nên huy động nguồn vốn cho dự án này theo hình thức BOT (xây dựng- khai thác- chuyển giao) là phù hợp nhất. Tuy nhiên, cả phía Hàn Quốc, Nhật Bản đều chưa tỏ ra ủng hộ chủ trương này. Trước mắt họ chỉ cam kết giúp VN xây dựng tuyến đường sắt cao tốc, với việc giúp thiết kế xây dựng và cung cấp thiết bị, công nghệ...

Dự kiến, trong tháng 5-2007, Bộ Giao thông vận tải sẽ có báo cáo trình Chính phủ về cơ chế vốn cho việc xây dựng đường sắt cao tốc Bắc-Nam, sau khi đã tiến hành xin ý kiến các bộ, ngành liên quan.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo