20/05/2020 15:11

Dù dịch Covid-19, vốn ngân hàng vẫn đổ vào bất động sản

(NLĐO) – Trong khi tăng trưởng tín dụng các lĩnh vực ưu tiên không cao như cùng kỳ, vốn ngân hàng vẫn đổ mạnh vào bất động sản.

Ngày 20-5, chia sẻ tại hội thảo "Lựa chọn chính sách phục hồi kinh doanh Việt Nam giai đoạn Covid-19" do trường Đại học Kinh tế - Luật tổ chức tại TP HCM, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết tính đến cuối tháng 4, đầu tháng 5, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng chỉ khoảng 1,2%.

Riêng khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng trưởng tín dụng lại giảm 0,8% phản ánh bức tranh khó khăn của doanh nghiệp khi không biết vay vốn để làm gì. Dưới tác động của đại dịch, những doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ có tiềm lực tài chính hạn chế đã rơi vào tình trạng khó khăn.

Dù dịch Covid-19, vốn ngân hàng vẫn đổ vào bất động sản - Ảnh 1.

Tăng trưởng tín dụng lĩnh vực bất động sản vẫn cao bất chấp dịch Covid-19. Ảnh: Linh Anh

Trong báo cáo vừa gửi Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết tạm tính đến cuối tháng 3, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, dư nợ các lĩnh vực ưu tiên không tăng cao như cùng kỳ năm trước. Riêng dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản tăng cao hơn mức tăng trưởng chung của hệ thống, tập trung chủ yếu vào dư nợ phục vụ mục đích tự sử dụng (khách hàng vay mua nhà để ở...)

Cụ thể, đến cuối tháng 3, tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản tăng 1,23% so với cuối năm ngoái và chiếm 19,31% tổng dư nợ tín dụng. Trong đó, dư nợ phục vụ nhu cầu về nhà ở chiếm khoảng 62,43% tổng dư nợ cho vay bất động sản.

Theo Ngân hàng Nhà nước, thời gian qua các tổ chức tín dụng đã được yêu cầu tập trung phân bổ nguồn vốn cho vay vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán...

Cụ thể, cơ quan quản lý yêu cầu ngân hàng thương mại tiếp tục áp áp dụng hệ số rủi ro của các khoản cho vay kinh doanh bất động sản lên mức 200%, tăng hệ số rủi ro đối với khoản cho vay phục vụ đời sống mà tổng số tiền thỏa thuận vay từ 4 tỉ đồng trở lên, giảm dần theo lộ trình tỉ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Các tổ chức tín dụng cũng được yêu cầu phải ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay đối với kinh doanh bất động sản...

Kết quả, tỉ trọng dư nợ tín dụng đối với mục đích kinh doanh bất động sản trong tổng dư nợ lĩnh vực này ngày càng giảm. Nếu cuối năm 2017, tỉ lệ này là 45,63% thì đến cuối năm 2019 đã giảm về 32,95%.

T.Phương

Tin liên quan

Viết bình luận

VPBank chính thức bán 15% cổ phần cho tập đoàn Nhật Bản
46 phút trước 548 1k
(NLĐO) - VPBank đã đạt thỏa thuận bán 15% cổ phần cho Ngân hàng SMBC của Nhật Bản thông qua phát hành cổ phiếu riêng lẻ, có thể thu về khoảng 1,35 tỉ USD.
Tạm giữ cả ngàn bình gas có dấu hiệu giả mạo và 4 xe tải
1 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Cơ quan quản lý thị trường (QLTT) TP HCM, kiểm tra, phát hiện 4 xe tải chở hàng ngàn bình gas có dấu hiệu vi phạm giả mạo nhãn hiệu gas đã được đăng ký bảo hộ.
VinFast chính thức bàn giao xe điện VF 9 và sắp xuất khẩu lô xe VF8 thứ 2
1 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Theo VinFast, trong tháng 4 tới hãng xe này sẽ bàn giao xe điện VF 5 Plus cho khách hàng trong nước.
Không bổ sung quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư
3 giờ trước 548 1k
(NLĐO)- Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không bổ sung quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)
Start-up đang gặp nhiều thử thách hơn

Start-up đang gặp nhiều thử thách hơn

Hội thảo khởi nghiệp "Công nghệ - "Vũ khí" làm chủ cuộc chơi?" do Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (BSSC) tổ chức cuối tuần qua đã mang lại nhiều thông tin giá trị cho giới khởi nghiệp...