xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dự án tỉ đô trồng mắc ca ở Tây Nguyên giờ ra sao?

T.Phương

(NLĐO) - Hai nhà máy chế biến mắc ca sắp hoàn thành, hai vườn ươm lớn tại tỉnh Lâm Đồng có công suất một triệu cây giống/năm/vườn đang được xây dựng

Ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng (NH) Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), Trưởng ban Chỉ đạo Nghiệp vụ và Truyền thông Mắc ca, cho biết thông tin trên tại Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2015 và định hướng năm 2016 của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, tổ chức ở Kon Tum ngày 5-1.

Theo ông Hưởng, một năm trước, cây mắc ca đã “nổi sóng” không chỉ ở khu vực Tây Nguyên và cả dư luận cả nước khi được mệnh danh là “cây tỉ đô”. Đi đến đâu khắp vùng Tây Nguyên cũng nghe người dân bàn về chuyện trồng cây mắc ca với kỳ vọng đổi đời.

Sau 1 năm, cây mắc ca vẫn đang được đầu tư phát triển ở các tỉnh Tây Nguyên nhưng vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều xung quanh cây tỉ đô.
Sau 1 năm, cây mắc ca vẫn đang được đầu tư phát triển ở các tỉnh Tây Nguyên nhưng vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều xung quanh cây "tỉ đô".

Trong một năm qua, LienVietPostBank và Công ty CP Him Lam đã tích cực triển khai một loạt hoạt động nhằm phát triển cây mắc ca tại Việt Nam như xúc tiến các thủ tục thành lập Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, tổ chức các đoàn thực tế trong  nước và các nước hàng đầu về công nghiệp mắc ca như Úc, Trung Quốc, Nam Phi, Mỹ và cả việc gia nhập Hiệp hội Mắc ca Úc.

Để đi những bước dài hơn trong thị trường này, Him Lam và LienVietPostBank còn thuê chuyên gia nước ngoài và trong nước tư vấn lập chiến lược phát triển mắc ca, tài trợ nghiên cứu cây mắc ca; tiến hành nghiên cứu và khảo sát trong nước, xây dựng quy định cho vay mắc ca…

Một cuộc khảo sát khoảng 1.000 hộ nông dân tỉnh Lâm Đồng, kết quả cho thấy khoảng 48% tỉ lệ người dân được hỏi sẵn sang trồng mắc ca khi được hưởng các ưu đãi, được vay vốn lãi suất thấp từ NH và được hỗ trợ kỹ thuật canh tác, chăm sóc…

“Hiện cà phê, cây cao su trên đất Tây Nguyên đang kêu cứu cần tái cơ cấu, các nông trường ôm quỹ đất không ai đầu tư được do các doanh nghiệp nông nghiệp “chết nhưng không chôn được”, gây lãng phí tài nguyên, thất thu ngân sách, nông dân đã nghèo lại càng nghèo... Chính phủ đã có nghị định, chỉ đạo các ngành và cơ chế hỗ trợ ngân sách cho phát triển mắc ca nhưng đã 3 năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chưa có hướng dẫn cụ thể nên NH Nhà nước chưa có cơ sở để hướng dẫn cho vay phát triển mắc ca” - ông Hưởng cho biết.

Do đó, để phát triển mắc ca bền vững tại Việt Nam, đại diện LienVietPostBank, đề xuất cần thay đổi quy định về hỗ trợ trồng cây mắc ca; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chỉ ban hành định hướng, còn xác định cụ thể quy hoạch từng địa phương do địa phương chịu trách nhiệm. Đồng thời cần đẩy nhanh xây dựng chương trình quốc gia về mắc ca.

Ngoài ra, ông Hưởng cũng đề nghị NH Nhà nước sớm ban hành chủ trương ưu đãi về nguồn vốn để triển khai các sản phẩm tín dụng cho việc phát triển cây mắc ca, bao gồm các chính sách ưu đãi về lãi suất và kỳ hạn vay tái cấp vốn…

Trước đó, vào cuối năm 2014, Him Lam cùng LienVietPost Bank đã xây dựng đề án đầu tư phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên, tổng trị giá khoảng 20.000 tỉ đồng. Dự án bắt đầu triển khai cụ thể từ năm 2015 để nhân rộng diện tích lên 250.000 hécta, biến Tây Nguyên trở thành thủ đô mắc ca Đông Nam Á.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo