10/08/2022 07:00

Đông du khách, thiếu người phục vụ

Ngày 9-8, trong khuôn khổ Diễn đàn Liên kết sức mạnh du lịch Việt Nam do Hiệp hội Du lịch Việt Nam và Hiệp hội Du lịch TP HCM tổ chức đã diễn ra hội thảo "Định hướng và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực khách sạn để phục hồi và phát triển du lịch quốc tế ở Việt Nam".

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, cho hay trong 7 tháng của năm 2022, cả nước đón hơn 71,8 triệu lượt khách nội địa, hơn 730.000 lượt khách quốc tế với doanh thu 316.000 tỉ đồng. Du lịch Việt Nam đã vượt chỉ tiêu cả năm 2022 về khách nội địa nhưng khách quốc tế chỉ đạt 15% kế hoạch, bằng 8% so với cùng kỳ. Do đó, phải cố gắng rất nhiều mới có thể đạt kế hoạch đón 5 triệu lượt khách quốc tế. Tuy nhiên, ngành du lịch lại đang phải đối mặt với bài toán "đau đầu" là thiếu hụt nguồn nhân lực.

"Hiện trên 90% cơ sở lưu trú du lịch trong cả nước trở lại hoạt động bình thường với hơn 34.000 cơ sở và 700.000 buồng phòng nhưng số lao động trong cơ sở lưu trú du lịch mới được hơn 300.000 người, trong đó nhiều lao động chưa được đào tạo đầy đủ. Tình trạng thiếu lao động du lịch xảy ra tăng cao vào dịp cuối tuần, dịp lễ, mùa hè ở khu vực biển..." - ông Khánh nêu thực tế.

Nhiều doanh nghiệp du lịch cũng chia sẻ nguồn nhân lực chất lượng cao đã rời bỏ ngành du lịch hoặc chuyển nghề sau 2 năm đại dịch. Đến nay, khi du lịch phục hồi nhanh, tình trạng "khách đông, có phòng nhưng không có người... dọn phòng" xảy ra, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.

Trao đổi bên lề với Báo Người Lao Động, một số doanh nghiệp cho hay đang tiếp tục tuyển dụng nhân sự ở các mảng, nhiều nhất là nhân viên kinh doanh, điều hành, hướng dẫn viên... Bà Huỳnh Phan Phương Hoàng, Phó Tổng giám đốc Công ty Du lịch Vietravel, cho biết sau dịch, một bộ phận không nhỏ đã chuyển nghề khác nên giờ khi du lịch trở lại, nguồn nhân lực cho ngành thiếu là dễ hiểu. "Vietravel đang tiếp tục bổ sung nhân viên kinh doanh, điều hành để làm mới các chương trình, sản phẩm tour, tuyến" - bà Phương Hoàng nói.

Ông Nguyễn Minh Mẫn, Giám đốc truyền thông - marketing Công ty TSTtourist, cũng cho biết DN đang thiếu nguồn nhân lực và tăng cường tuyển ở bộ phận nhân viên kinh doanh. Nhân viên sẽ được đào tạo để chuẩn bị cho năm tới khi du lịch thật sự phục hồi và phát triển mạnh trở lại.

"Sau 2 năm Covid-19 đã có sự thay đổi về nhu cầu thị trường, hành vi của du khách đặt ra những yêu cầu mới về sản phẩm, dịch vụ, đặc biệt là yếu tố an toàn, sản phẩm có lợi cho sức khỏe, cá nhân hóa dịch vụ... Cần những giải pháp kịp thời, chủ động, chú trọng đào tạo hiệu quả nhằm bù đắp lượng nhân sự thiếu hụt để sẵn sàng đón làn sóng khách quốc tế quay trở lại" - ông Nguyễn Trùng Khánh nói.

Trong khi đó, du lịch Việt Nam đang bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi các điểm đến khác trong khu vực. Như Thái Lan đã đón hơn 3 triệu lượt khách quốc tế hay Malaysia cũng đã đón hơn 2 triệu lượt khách quốc tế kể từ khi mở cửa biên giới đầu tháng 4-2022 đến nay; Singapore cũng đón 1,5 triệu lượt khách quốc tế... đặt ra thách thức với ngành du lịch Việt Nam trong đổi mới sản phẩm du lịch hấp dẫn hơn, kéo khách quốc tế trở lại.

Đặc biệt, nước ta cần chính sách đột phá về visa. Ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, cho rằng chính sách miễn visa 15 ngày cho khách quốc tế của Việt Nam hiện nay đã quá "lạc hậu", nên tăng lên 30 ngày nếu không thể miễn 60 ngày như Malaysia hoặc 90 ngày như Thái Lan.

Thái Phương

Tin liên quan

Viết bình luận

F88 lên tiếng sau khi công an kiểm tra hàng loạt phòng giao dịch
2 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Công ty Cổ phần Kinh doanh F88 cho biết việc kiểm tra các phòng giao dịch của F88 tại một số tỉnh thời gian qua là đợt kiểm tra hành chính định kỳ của công an địa phương.
Lãnh đạo nhiều tỉnh mong Bình Dương chia sẻ mô hình Becamex, VSIP
3 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Lãnh đạo một số tỉnh đã bày tỏ ấn tượng trước sự phát triển kinh tế - xã hội vượt bậc của Bình Dương, đồng thời mong muốn đưa mô hình KCN Becamex, VSIP về địa phương.
Lãnh đạo Bộ Công Thương: Giá điện chắc chắn điều chỉnh trong năm 2023
3 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết đã gửi hồ sơ phương án giá bán lẻ bình quân năm 2023 sang Bộ Tài chính và chắc chắn có điều chỉnh giá điện trong năm 2023
Masan thất bại với mô hình ki-ốt Phúc Long?
4 giờ trước 548 1k
(NLĐO)- Theo Masan, dù không đạt mục tiêu mở 1.000 ki-ốt như kỳ vọng ban đầu, Phúc Long vẫn tăng trưởng đáng kể khi đứng thứ 2 về doanh thu và dẫn đầu về bên lợi nhuận gộp trong chuỗi cà phê và trà nội địa.
Đà Nẵng đặt mục tiêu GRDP bình quân đạt 200-220 triệu đồng/người

Đà Nẵng đặt mục tiêu GRDP bình quân đạt 200-220 triệu đồng/người

()NLĐO) - Đó là một mục tiêu trong nghị quyết về quy hoạch TP Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030 vừa được HĐND TP thông qua.