xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đầu tư mạnh để phát triển vùng nguyên liệu

Bài và ảnh: VƯƠNG NGỌC

Ngành nông nghiệp triển khai đề án thí điểm xây dựng 5 vùng nguyên liệu nông lâm sản tại 13 tỉnh với tổng kinh phí 2.467,3 tỉ đồng trong giai đoạn 2022-2025

Ngày 29-3, tại TP HCM, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã tổ chức hội nghị triển khai "Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông lâm sản đạt chuẩn giai đoạn 2022-2025" và "Đề án khuyến nông cộng đồng giai đoạn 2022-2025".

Cần thiết phải có vùng nguyên liệu

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam, qua 10 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã xác định được các vùng sản xuất tập trung, hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất, xác định cây trồng, vật nuôi chủ lực để đầu tư xây dựng chuỗi giá trị gắn với doanh nghiệp (DN).

Bất cập là do nhiều vùng nguyên liệu đã dần hình thành nhưng chưa được tổ chức bài bản, hạ tầng yếu kém, thiếu cơ sở thông tin dữ liệu sản xuất để thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Việc xây dựng mã vùng trồng, nhất là ở các vùng nguyên liệu lớn hàng hóa liên vùng phục vụ chế biến và xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn.

Do chưa hình thành được các vùng nguyên liệu gắn với liên kết phục vụ chế biến, tiêu thụ của DN nên việc triển khai chính sách chưa được thực hiện đồng bộ, nhất là các chính sách tín dụng, bảo hiểm nông nghiệp, quản lý chất lượng vùng trồng gắn với liên kết theo chuỗi giá trị.

Theo ông Nam, những bất cập trên là nguyên nhân dẫn đến chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp bị hạn chế, hiệu quả sản xuất chưa cao, lãng phí sản xuất và tổn thất sau thu hoạch còn cao. Điều này dẫn đến thu nhập của nông dân còn thấp.

Từ thực tiễn trên, Bộ NN-PTNT đã phối hợp với 13 tỉnh triển khai "Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025". Mục tiêu đề án là hình thành 5 vùng nguyên liệu đạt chuẩn, quy mô hàng hóa tập trung với tổng diện tích 166.800 ha.

"Trong quá trình triển khai đề án thí điểm, yêu cầu đặt ra cho việc xây dựng các vùng nguyên liệu đạt chuẩn là phải bảo đảm đúng quy hoạch, đủ lớn, rõ về tiêu chí chất lượng; có liên kết đầu vào - đầu ra, quản trị được để định hướng thị trường, tránh rủi ro; huy động được các bên tham gia, xã hội hóa" - ông Nam nêu rõ.

Đầu tư mạnh để phát triển vùng nguyên liệu - Ảnh 1.

Thu hoạch lúa tại vùng nguyên liệu đạt chuẩn EU tại tỉnh An Giang

186.280 hộ dân thụ hưởng

Theo đề án, 5 vùng nguyên liệu được chọn tham gia đề án thí điểm là: vùng trồng chanh leo, dứa, xoài tại Hòa Bình và Sơn La; vùng trồng gỗ rừng đạt chứng chỉ bền vững tại Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế; vùng trồng cà phê tại Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum; vùng trồng lúa tại Kiên Giang, An Giang và vùng trồng xoài, mít, sầu riêng tại Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An.

Đối tượng thụ hưởng đề án là 273 HTX với sự tham gia của 186.280 hộ dân. Tổng nhu cầu kinh phí để thực hiện đề án là 2.467,3 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách (trung ương và địa phương) chiếm hơn 55%, còn lại là vốn đối ứng của HTX, DN và vốn tín dụng.

Mục tiêu của các vùng trồng này là giảm chi phí đầu vào sản xuất từ 5%-10% cho các thành viên HTX và nông dân, giảm tổn thất sau thu hoạch 5%-10% số nguyên liệu và tăng giá trị từ 10%-20%. Qua đó, tăng thu nhập 5%-10% cho các thành viên HTX và nông dân tham gia đề án.

Ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (TP Cần Thơ), cho rằng với việc tham gia của nhiều chủ thể trong đề án, từ nông dân đến HTX, DN thu mua, DN công nghệ, lực lượng khuyến nông… sẽ giúp DN chủ động xây dựng vùng nguyên liệu, liên kết chặt chẽ hơn với nông dân.

Dẫn chứng về việc các DN Việt Nam chỉ xuất khẩu được 60.000 tấn gạo trong 80.000 tấn gạo theo hạn ngạch miễn thuế 0% của EU năm 2021 do không đủ nguyên liệu, nhiều DN kỳ vọng việc xây dựng vùng nguyên liệu lúa sẽ giúp họ có thêm nguồn nguyên liệu đạt chuẩn để tận dụng được ưu đãi thuế.

Trong khi đó, ông Võ Quan Huy, Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An - Mỹ Bình (Long An), đặt niềm tin đề án sẽ giúp mô hình HTX thu hút được nông dân tham gia vì lợi ích mang lại cho chính họ và cả nền nông nghiệp nước nhà. 

Ra mắt tổ khuyến nông cộng đồng

"Đề án khuyến nông cộng đồng giai đoạn 2022 - 2025" là một phần quan trọng của "Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 - 2025". Đề án này nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng, trước hết tại 5 vùng nguyên liệu đạt chuẩn đang triển khai.

Theo ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, khuyến nông cộng đồng sẽ là lực lượng kết nối hiệu quả giữa nông dân, HTX với DN. Mô hình khuyến nông cộng đồng sẽ không tăng biên chế mà kiện toàn theo hình thức xã hội hóa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo