xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đại hội cổ đông ngân hàng “nóng” chuyện trái phiếu, cổ tức

Thái Phương. Ảnh: Bình An

(NLĐO) - Vấn đề được cổ đông quan tâm nhiều trong mùa đại hội cổ đông của các ngân hàng năm nay là chuyện ngân hàng đầu tư, cho vay mua bất động sản, trái phiếu, bên cạnh việc chia cổ tức, tăng vốn điều lệ…

Theo ghi nhận của PV Báo Người Lao Động, đến thời điểm này, hầu hết ngân hàng thương mại cổ phần đều đã tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2022.

Trong mùa đại hội cổ đông năm nay, câu hỏi được các cổ đông chất vấn hội đồng quản trị (HĐQT) và ban lãnh đạo nhiều nhất là các ngân hàng đã đầu tư, cho vay bao nhiêu trái phiếu doanh nghiệp, cho vay bất động sản?

Tại đại hội cổ đông của NH TMCP Bưu điện Liên Việt (Lienvietpostbank) mới đây, trả lời những thắc mắc của cổ đông, lãnh đạo Lienvietpostbank khẳng định: "Chúng tôi không đầu tư, phân phối về trái phiếu DN, điều này cũng giúp cho Lienvietpostbank tránh ảnh hưởng bất lợi trong tác động của thị trường và trong thời gian tới. Về báo cáo tài chính năm 2022 của NH có khoản mục đầu tư trái phiếu, đây là đầu tư trái phiếu chính phủ nhằm bảo đảm khả năng thanh toán của NH theo đúng quy định và 1 phần nhỏ đầu tư vào trái phiếu của các tổ chức tín dụng có uy tín trên thị trường".

Trước đó, đại hội cổ đông của NH TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) đã thông qua việc không chia cổ tức, cổ phiếu thưởng trong năm nay. Điều này khiến nhiều cổ đông bức xúc. 

HĐQT MSB giải thích việc không chia cổ tức là do tình hình thị trường cổ phiếu nhiều biến động, ảnh hưởng tiêu cực từ xu thế lãi suất, yêu cầu chú trọng quản trị rủi ro cao từ cơ quan quản lý. NH muốn giữ nguyên phần vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ như hiện tại để tạo nguồn vốn đệm vững chắc.

Đại hội cổ đông ngân hàng “nóng” chuyện trái phiếu, cổ tức - Ảnh 1.

Đại hội cổ đông của các ngân hàng năm nay, vấn đề được cổ đông quan tâm nhiều liên quan đến cho vay bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp...

     

Ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng Giám đốc MSB, cho biết hạn mức tăng trưởng tín dụng được cấp của NH cao nhất trong đợt đầu năm 2023 là 13,5%, riêng trong quý I đã đạt 10%. Cuối năm 2022, nhu cầu tăng trưởng tín dụng đã sẵn có nên khi được cấp hạn mức, NH đã giải ngân ngay. Danh mục tăng trưởng tín dụng được NH Nhà nước kiểm soát rất kỹ, yêu cầu các NH phải tập trung cho vay lĩnh vực ưu tiên mới xét cấp tiếp, nên MSB không đưa vốn vào các lĩnh vực rủi ro…

Cổ đông của NH TMCP Quốc tế (VIB) chất vấn xung quanh ảnh hưởng của thị trường bất động sản đến các khoản vay của NH này. Ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch HĐQT VIB, cho biết khó khăn của thị trường bất động sản và việc các tài sản trên thị trường này giảm giá được nhận định sẽ tiếp diễn trong năm nay. Dù vậy, báo cáo tài chính của VIB cho thấy tổng trái phiếu của VIB chỉ khoảng 1.800 tỉ đồng trên tổng dư nợ hơn 232.000 tỉ đồng, trái phiếu chủ yếu vào sản xuất - kinh doanh. Về bất động sản, nếu thị trường này giảm giá khoảng 30-40%, chất lượng tài sản bảo đảm của VIB vẫn an toàn. Để quản trị rủi ro, VIB cũng chủ động xây dựng phương án ứng phó khi cho vay bất động sản.

Các chuyên gia của FiinRatings cho rằng các động thái giảm lãi suất điều hành, Nghị định 08/2023/NĐ-CP, Nghị quyết 33/NQ-CP về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản, gần đây nhất là việc lập tổ công tác gỡ vướng cho các dự án của DN bất động sản, đang đem lại tác động tích cực tới thị trường và ngành bất động sản.

"Đây là tiền đề để thị trường trái phiếu DN dần khôi phục bởi yếu tố pháp lý là rủi ro lớn nhất trên thị trường tín dụng" – FiinRatings nhận xét.

"Cho vay bất động sản đối với khách hàng cá nhân chiếm hơn 90% tổng dư nợ phân khúc này, giá trị của khoản vay rất nhỏ, dao động 1,3-1,4 tỉ đồng/khách hàng. Các tài sản bảo đảm đều có sổ, không nhận tài sản thế chấp hình thành trong tương lai…" - một lãnh đạo của VIB giải thích. 

Lo lắng của các cổ đông về trái phiếu DN, cho vay bất động sản của các NH thương mại là dễ hiểu, trong bối cảnh thị trường trái phiếu DN vẫn còn gặp khó, nhất là phân khúc bất động sản. Sức ép đáo hạn trái phiếu DN trong năm nay cũng rất lớn.

Số liệu của FiinRatings cho thấy thị trường trái phiếu DN trong tháng 3 ghi nhận sự đảo chiều trong hoạt động phát hành với tổng cộng 13 lô trái phiếu với tổng trị giá đạt gần 18.000 tỉ đồng. Trong đó, đáng chú ý là sự trở lại của các nhà phát hành bất động sản khi có tới 6 lô phát hành từ 5 nhà phát triển bất động sản, giá trị đạt 23.700 tỉ đồng.

Hoạt động mua lại trái phiếu tiếp tục gia tăng, đồng thời dư nợ thị trường trái phiếu cũng tăng trở lại, cho thấy tín hiệu tích cực. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo