xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đà Nẵng ôm mộng "thành phố không ngủ" về đêm

Yến Anh

(NLĐO)- "Làm du lịch nếu chỉ có ban ngày không thì Đà Nẵng cũng vui nhưng đó là cái vui ngắn. Tắm xong lại đi ăn. Ăn xong lại tắm thì chán. Rồi chỉ 1-2 ngày là khăn gói lên đường trở về"- TS Trần Đình Thiên chia sẻ.

Không thể chỉ "tắm xong lại đi ăn, ăn xong lại tắm"

Phát biểu tại tọa đàm "Kích cầu du lịch Đà Nẵng: Vai trò của sản phẩm, dịch vụ giải trí đêm" do Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng phối hợp với Công ty CP Tập đoàn Sun World, Hãng hàng không Vietnam Airlines tổ chức ngày 10-7, ông Lê Trung Chinh, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, nhấn mạnh những năm qua Đà Nẵng được xác định như một điểm đến du lịch của cả nước. "Năm 2019, chúng tôi đã đón gần 8 triệu lượt du khách, trong đó khách nước ngoài xấp xỉ gần 3 triệu, góp phần quan trọng đóng góp cho tỉ trọng tăng trưởng GRDP của TP. Theo đó, tỉ trọng du lịch là gần 64%"- ông Chinh nói.

Đà Nẵng ôm mộng thành phố không ngủ về đêm - Ảnh 1.

TS Trần Đình Thiên cho hay nếu không có hoạt động ban đêm thì Đà Nẵng buồn hơn rất nhiều

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của Covid-19, 6 tháng đầu năm 2020, Đà Nẵng tăng trưởng kinh tế âm 3,61%. "23 năm qua, đây là lần đầu tiên TP chúng tôi bị mức tăng trưởng âm. Các doanh nghiệp chịu nhiều tổn thất, ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt là lĩnh vực du lịch"- Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho hay. Ông cũng nhấn mạnh, một trong những nhiệm vụ TP đặt ra trong thời gian tới chính là phát triển kinh tế đêm để hỗ trợ cho phát triển du lịch.

Chia sẻ về phát triển kinh tế đêm, PGS -TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng phát triển kinh tế đêm là vấn đề của toàn cầu, và ở Việt Nam nó được khẳng định là một hướng phát triển ở cấp độ quốc gia chứ không phải là cho riêng Đà Nẵng. Ông Thiên cũng cho rằng địa bàn Đà Nẵng là nơi tốt nhất để khởi động cho một phương thức hoạt động mới của nền kinh tế.

Xét từ góc độ lịch sử, theo ông Trần Đình Thiên, không phải tới bây giờ Đà Nẵng mới quan tâm, mà ngay từ 10-15 năm trước khi bàn về chân dung phát triển của Đà Nẵng tương lai thì đã bàn về khái niệm Đà Nẵng phải sống về đêm như thế nào rồi. "Làm du lịch nếu chỉ có ban ngày không thì Đà Nẵng cũng vui nhưng đó là cái vui ngắn. Tắm xong lại đi ăn. Ăn xong lại tắm thì chán. Rồi chỉ 1- 2 ngày là khăn gói lên đường trở về. Nếu không có hoạt động ban đêm thì Đà Nẵng buồn hơn rất nhiều" - vị chuyên gia kinh tế kỳ cựu chia sẻ.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế đêm

Đà Nẵng ôm mộng thành phố không ngủ về đêm - Ảnh 2.

Công viên châu Á Asia Park được đề xuất là một phần của khu phố đêm Đà Nẵng

Theo ông Lê Tấn Thanh Tùng, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Du lịch Việt Nam Vitours, Sở du lịch Đà Nẵng cần tham mưu cho UBND TP lập quy hoạch không gian, loại hình và đối tượng phục vụ cho kinh tế đêm (sản phẩm dịch vụ giải trí đêm). Theo đó, xây dựng cơ chế chính sách rõ ràng, kêu gọi, thu hút đầu tư. Đồng thời, TP đầu tư hạ tầng để khuyến khích kinh tế đêm bằng cách hỗ trợ đầu tư cho hệ thống công nghệ 4.0 trong sử dụng kết nối cơ sở dữ liệu sâu rộng và cập nhật về các sản phẩm dịch vụ hoạt động vui chơi giải trí, phát triển hơn nữa loại hình du lịch đường sông về đêm, nhất là khuyến khích đầu tư để nhanh chóng cho ra đời cảng du lịch đường sông bài bản. Bên cạnh đó, quyết liệt tập trung đẩy mạnh đầu tư và kêu gọi đầu tư để gấp rút cho ra đời Khu phố đêm đủ lớn ngay trung tâm TP Đà Nẵng.

Ông Tùng đề xuất không gian là: hoặc khu vực Helio - Tiên Sơn - Cung thiếu nhi - Công viên châu Á Asia Park - kéo dài ra bến sông gần cầu Trần Thị Lý; hoặc từ Cầu Rồng đi theo dọc sông Hàn phía Tây rồi sang cầu Nguyễn Văn Trỗi.

Trong khi đó, đại diện của Sun Group cũng "bật mí" một loạt sản phẩm dịch vụ vui chơi giải trí về đêm tại các điểm đến do Sun Group vận hành trên địa bàn Đà Nẵng như Sun World Ba Na Hills, Công viên Châu Á, SKY36.

Đà Nẵng ôm mộng thành phố không ngủ về đêm - Ảnh 3.

Đà Nẵng kỳ vọng kinh tế đêm sẽ góp phần thay đổi thành phố

Bà Trương Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng, cho hay để phát triển kinh tế đêm gắn với kích cầu du lịch, Sở Du lịch sẽ định hướng phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn TP theo 4 nhóm hoạt động/dịch vụ gồm: Văn hóa - vui chơi giải trí; ăn uống; mua sắm và du lịch tham quan.

Đồng thời quy hoạch để phát triển kinh tế ban đêm: Giai đoạn 1 (dự kiến từ năm 2021 - 2023) sẽ thí điểm chọn các dịch vụ sẵn có trên 4 khu vực gồm: Phố du lịch An Thượng, Tuyến phố đi bộ Bạch Đằng - cầu Nguyễn Văn Trỗi - Trần Hưng Đạo, Tuyến đường ven biển Hoàng Sa - Võ Nguyên Giáp - Trường Sa và Tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành để hoàn thiện và khai thác phát triển.

Giai đoạn 2 (dự kiến từ năm 2023 - 2025) sẽ xác định một số khu vực trọng điểm gồm: Phố du lịch An Thượng, mở rộng đến đường Nguyễn Văn Thoại; tuyến phố đi bộ Bạch Đằng - cầu Nguyễn Văn Trỗi - Trần Hưng Đạo và mở rộng ra đường Như Nguyệt, Chương Dương; tuyến đường ven biển Hoàng Sa - Võ Nguyên Giáp - Trường Sa; tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành; khu du lịch Sun World Bà Nà Hills; khu vực làng Vân và một số khu vực riêng biệt nằm ở phía Tây TP.

Theo ông Lê Trung Chinh, Đà Nẵng đã có chủ trương sẽ dành ngân sách đầu tư để phát triển kinh tế đêm bằng việc xây dựng các sản phẩm các dịch vụ mới. Trước mắt, sẽ đầu tư khu An Thượng, thiết kế phố đi bộ cầu Nguyễn Văn Trỗi. Đồng thời tạo điều kiện cho các nhà đầu tư quan tâm phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch ban đêm tại TP được phát triển các sản phẩm mới.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo