10/04/2020 11:36

Cước tin nhắn quá cao, ngân hàng muốn nhà mạng giảm để chia sẻ

(NLĐO) – Theo các ngân hàng, việc giảm phí thanh toán không dùng tiền mặt đang gặp trở ngại do chi phí dịch vụ tin nhắn viễn thông (SMS) đối với giao dịch của các ngân hàng còn quá cao, gấp 3 lần cước phí thông thường.

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông về việc giảm cước tin nhắn đối với các dịch vụ tài chính ngân hàng.

Đến nay, đã có 44/45 ngân hàng thực hiện miễn, giảm phí thanh toán cho khách hàng, chiếm 99,7% thị phần đã miễn giảm phí; nhiều loại phí đã được giảm từ 75-100% so với mức phí cũ. Tuy nhiên, việc giảm phí thanh toán không dùng tiền mặt đang gặp trở ngại do chi phí dịch vụ tin nhắn viễn thông (SMS) đối với giao dịch của các ngân hàng còn quá cao.

Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, hầu hết giao dịch ngân hàng đều sử dụng dịch vụ viễn thông đối với các loại tin nhắn như mã xác thực khách hàng (mã OTP), thông báo biến động số dư tài khoản khách hàng (SMS Banking), cảnh báo giao dịch lừa đảo, thay đổi dịch vụ, thông tin tài khoản... và đang phải trả mức cước dịch vụ tin nhắn rất cao.

Cước tin nhắn quá cao, ngân hàng muốn nhà mạng giảm để chia sẻ - Ảnh 1.

Tin nhắn SMS vẫn được nhiều ngân hàng sử dụng để thông báo biến động số dư, gửi mã OTP... cho khách hàng. Ảnh: Lam Giang

Cụ thể, Mobifone và Vinafone áp dụng 820 đồng/tin nhắn giao dịch tài chính, 500 đồng/tin nhắn quảng cáo, chăm sóc khách hàng; Viettel 500 đồng/tin nhắn và từ năm 2019 đến nay đã tăng lên 785 đồng/tin nhắn giao dịch tài chính; Vietnam Mobile, Beeline từ 280-400 đồng/tin nhắn giao dịch tài chính, 500 đồng/tin nhắn quảng cáo, chăm sóc khách hàng.

Hiệp hội ngân hàng Việt Nam cho rằng mức cước tin nhắn doanh nghiệp viễn thông áp dụng đối với các ngân hàng thương mại cao gấp 3 lần so với tin nhắn thông thường. Chưa kể, các tin nhắn khách hàng chủ động gửi tới các đầu số cung cấp dịch vụ của ngân hàng cũng phải chịu mức cước quá cao, như đầu số 8149 là 1.500 đồng/tin nhắn và đầu số 8049 là 1.000 đồng/tin nhắn. Trong khi SMS vẫn là phương thức thông báo an toàn, đa dạng tiện ích cho khách hàng, nhất là tin nhắn SMS-Brandname nhận diện thương hiệu riêng của từng ngân hàng để tránh kẻ gian lừa đảo, mạo danh...

Việc duy trì, sử dụng tin nhắn SMS cho thấy là một nhu cầu thiết yếu để bảo đảm an toàn cho khách hàng và bản thân ngân hàng chứ không nhằm mục đích kinh doanh. Nhưng việc các công ty viễn thông thu mức phí cao gấp nhiều lần so với mức cước phí thông thường là chưa hợp lý.

Hiệp hội Ngân hàng cho rằng với mức cước phí như trên, hầu hết ngân hàng đã áp dụng miễn, giảm phí giao dịch thanh toán cho khách hàng đều phải bù lỗ khi chi trả phí dịch vụ tin nhắn viễn thông. Điều này tạo ra áp lực rất lớn cho các ngân hàng trong việc thực hiện chính sách giảm phí dịch vụ thanh toán và mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt theo chủ trương.

"Do đó, đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông xem xét giảm mức giá cước tin nhắn xuống tương đương với mức giá cước tin nhắn thông thường (áp dụng cho dịch vụ nhắn tin giữa các cá nhân đơn lẻ) hoặc ít nhất giảm 50% mức giá cước tin nhắn hiện đang áp dụng với các ngân hàng" – công văn của hiệp hội nêu rõ.


Thái Phương

Tin liên quan

Viết bình luận

Giá vàng hôm nay 27-3: Chênh lệch hiếm thấy giữa giá vàng SJC và thế giới
47 phút trước 548 1k
(NLĐO) – Dù giá vàng SJC vẫn duy trì trên vùng 67 triệu đồng/lượng nhưng khoảng cách chênh lệch của giá vàng hôm nay ở trong nước đối với thế giới chỉ còn trên 10 triệu đồng/lượng, mức hiếm thấy trong nhiều năm qua
Bình Dương đón thêm hàng loạt dự án "triệu đô"
1 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Tập đoàn Pandora (Đan Mạch) đầu tư 100 triệu USD để xây dựng cơ sở chế tác trang sức mới tại KCN VSIP III.
Start-up đang gặp nhiều thử thách hơn
3 giờ trước 548 1k
Hội thảo khởi nghiệp "Công nghệ - "Vũ khí" làm chủ cuộc chơi?" do Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (BSSC) tổ chức cuối tuần qua đã mang lại nhiều thông tin giá trị cho giới khởi nghiệp trẻ.
Nỗ lực xuất ngoại cà phê đặc sản Việt Nam
3 giờ trước 548 1k
Họ là những người trẻ không ngừng học hỏi và vượt khó trong nỗ lực đưa cà phê đặc sản Việt Nam ra thế giới
Xây khách sạn Saigon Morin Huế đạt chuẩn 5 sao

Xây khách sạn Saigon Morin Huế đạt chuẩn 5 sao

(NLĐO)-Là một trong 5 khách sạn cổ điển nhất Việt Nam với 122 năm, Saigon Morin Huế sẽ được đầu tư nâng cấp đạt chuẩn 5 sao.