08/02/2020 10:00

Cơ hội cho xuất khẩu thanh long chính ngạch

Theo thông tin từ Hiệp hội Thanh long Long An, trong những ngày Trung Quốc tạm đóng cửa biên giới đường bộ, nhiều doanh nghiệp (DN) Trung Quốc hủy đơn hàng khiến DN xuất khẩu lẫn nông dân thiệt hại nặng thì một số DN vẫn xuất chính ngạch được sang thị trường này qua các cảng biển.

Dù vậy, do ảnh hưởng bởi tình hình chung, đơn hàng chính ngạch cũng giảm sút về số lượng lẫn giá cả.

Tại Long An, các công ty Rạng Đông, Lavifood, Phương Trang và HTX Thanh long Tầm Vu... từng xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc bằng đường biển cho biết hàng xuất khẩu chính ngạch mất nhiều thời gian hơn nhưng chi phí thấp hơn so với đường bộ. DN sẵn sàng ký hợp đồng xuất khẩu chính ngạch nhưng tùy thuộc vào nhu cầu và quyết định của phía mua hàng.

Cơ hội cho xuất khẩu thanh long chính ngạch - Ảnh 1.

Công nhân công ty Lavifood đóng gói thanh long để xuất sang Trung Quốc

Trong số này, Công ty CP Lavifood (chuyên sơ chế, sản xuất, xuất khẩu các loại nông sản Việt Nam) đã bắt đầu xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc qua các cảng biển ở Thượng Hải, Thâm Quyến từ tháng 8-2019. Ông Đinh Hùng Dũng, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Lavifood, cho hay tổng cộng có khoảng 40-50 container (khoảng 14 tấn/container) thanh long của công ty được xuất sang Trung Quốc bằng đường biển. "Lợi thế lớn nhất của việc xuất khẩu chính ngạch là có thể hạch toán công khai. Hiện giao thông hạn chế, đơn hàng đi đường bộ đã ngưng hết nhưng đường biển vẫn đi được, quan trọng là khách có đặt hàng không" - ông Dũng thông tin. 

Tuy nhiên, theo ông Dũng, các đơn hàng đi Trung Quốc, xuất khẩu chính ngạch hay tiểu ngạch do bên mua quyết định. Thường chỉ những khách hàng "nghiêm túc" mới chọn hình thức ký hợp đồng mua bán, xuất khẩu chính ngạch. Những ngày gần đây, do ảnh hưởng của dịch nCoV cộng với lộ trình áp dụng quy định hàng hóa xuất khẩu vào Trung Quốc phải theo chính ngạch, sắp tới khả năng xuất khẩu chính ngạch sẽ gia tăng. Khi đó, rủi ro cho DN xuất khẩu nông sản Việt Nam sẽ giảm bớt.

Ngày 7-2, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Quốc Trịnh, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Long An, cho hay phía Trung Quốc đang có động thái đặt hàng trở lại nhưng số lượng chưa nhiều, giá thu mua bình quân 10.000 đồng/kg, có loại 15.000-20.000 đồng. Mức giá này đã nhích lên chút ít so với vài ngày trước nhưng vẫn còn rẻ và thấp hơn chi phí sản xuất. "Hiện đã qua đợt thu hoạch rộ, chúng tôi đang hy vọng tình hình dịch bệnh nCoV được kiểm soát, sau ngày 8-2, phía Trung Quốc mở cửa lại biên giới đường bộ cho hàng hóa lưu thông thì đối tác sẽ sớm quay lại đặt hàng" - ông Trịnh nói thêm.

Bài và ảnh: Thanh Nhân

Tin liên quan

Viết bình luận

Đề xuất trích lợi nhuận từ xổ số kiến thiết vào "Quỹ phát triển đất"
21/3/2023 548 1k
(NLĐO)- HoREA đề nghị dành một tỉ lệ nhất định nguồn thu từ hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất, lợi nhuận xổ số kiến thiết… để tạo nguồn tài chính cho "Quỹ phát triển đất"
Saigontourist Group muốn đón gần 1,7 triệu lượt khách du lịch
21/3/2023 548 1k
(NLĐO) – Hệ thống của Saigontourist Group dự kiến sẽ đón khoảng 1,7 triệu lượt khách du lịch trong năm nay.
Vinhomes bán toàn bộ vốn góp 11.400 tỉ đồng tại 2 công ty vừa thành lập
21/3/2023 548 1k
(NLĐO)- Vinhomes công bố bán toàn bộ phần vốn góp tại 2 công ty con có tỉ lệ góp vốn 99,9% tại Hưng Yên với tổng giá trị vốn góp 11.400 tỉ đồng.
Petrolimex bán toàn bộ cổ phiếu PG Bank
21/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) sẽ tổ chức đấu giá công khai bán toàn bộ cổ phiếu Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank).
Đại gia kim hoàn "bỏ túi" hơn 550 tỉ đồng chỉ trong 2 tháng đầu năm

Đại gia kim hoàn "bỏ túi" hơn 550 tỉ đồng chỉ trong 2 tháng đầu năm

(NLĐO) – Chỉ trong 2 tháng đầu năm nay, công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận (mã CK: PNJ) đã lãi sau thuế hơn 550 tỉ đồng trong bối cảnh thị trường vàng trong nước trầm lắng.