21/08/2021 09:15

Chứng khoán: Thanh khoản vượt xa kỷ lục cũ

Thông tin TPHCM sẽ áp dụng các biện pháp mạnh mẽ hơn nhằm quyết liệt chống dịch Covid-19 đã khiến VN-Index ngày 20-8 giữa phiên giảm mạnh gần 58 điểm.

Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh toàn thị trường trên 45.000 tỉ đồng, vượt xa mức kỷ lục hồi đầu tháng 6 vừa qua đến hơn 13.000 tỉ đồng.

Đóng cửa phiên giao dịch, chứng khoán Việt Nam chìm trong sắc đỏ. VN-Index 1.329,43 điểm, giảm 45,42 điểmkhi đóng cửa. Trong khi đó, VN30 giảm đến 54,56 điểm, còn 1.450 điểm. HNX- Index giảm 8,01 điểm, còn 338,06 điểm. UpCom- Index giảm 2,23 điểm, còn 92,48 điểm.

Nếu như trong phiên, chỉ 1 mã PNJ trong rổ VN30 còn giữ được sắc xanh thì về cuối phiên, toàn bộ các mã trong rổ VN30 đỏ sàn, kéo thị trường giảm sâu.

Ngược lại với sự tăng điểm mạnh của phiên trước đó, thị trường chứng khoán đã giảm điểm khá mạnh ngay khi mở cửa, các chỉ số đã giảm trong vùng 10 điểm. Mức độ tăng mạnh hơn, tình trạng bán tháo xảy ra hầu hết các mã từ bluechips đến cổ phiếu nhỏ. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy mua vào của các nhà đầu tư đang cầm tiền diễn ra mạnh.

Đóng cửa phiên sáng VN-Index giảm 29,14 điểm, xuống 1.345,71 điểm. Sang phiên chiều, lực mua mạnh hơn, đẩy thanh khoản tăng, VN-Index hồi lại dù sức giảm vẫn mạnh. Thanh khoản thị trường tăng vọt so với phiên trước đó và đạt mức kỷ lục mới, với giá trị khớp lệnh đạt 46.263 tỉ đồng, tăng 66,7% so với phiên trước. Trong đó, HoSE là 36.807 tỉ đồng (tăng 68%), HNX là 6.337 tỉ đồng, UPCoM-Index đạt 3.119 tỉ đồng. Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng hơn 760 tỉ đồng trên HoSE trong khi mua ròng ở 2 sàn HNX và UPCoM.

Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á (DAS), ông Huỳnh Anh Tuấn, cho rằng đây là một phiên "wash out" (thuật ngữ để thể hiện trạng thái giao dịch hoảng loạn của nhà đầu tư). Tuy nhiên, khi lượng cung tiền mua mạnh, thị trường hồi trở lại và đi ngang một thời gian, tích lũy để có thể bước sang giai đoạn tăng điểm mới. Nhà đầu tư nào bình tĩnh sẽ bán điểm đáy nhưng đó là cơ hội cho nhiều người bắt đúng thời điểm mua trong phiên.

Thị trường chứng khoán thời gian qua đã kéo điểm tăng khá. Dự báo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới không khả quan do ngừng sản xuất, thiệt hại của đại dịch chưa ước tính được. Vì vậy, dù dòng tiền nhãn rỗi đang nhiều nhưng sẽ khó lạc quan, giữ lại trên thị trường chứng khoán lâu được. Với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các nhà đầu tư cần quan sát thêm trước khi mua vào.

Sơn Nhung

Tin liên quan

Viết bình luận

F88 lên tiếng sau khi công an kiểm tra hàng loạt phòng giao dịch
24/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Công ty Cổ phần Kinh doanh F88 cho biết việc kiểm tra các phòng giao dịch của F88 tại một số tỉnh thời gian qua là đợt kiểm tra hành chính định kỳ của công an địa phương.
Lãnh đạo nhiều tỉnh mong Bình Dương chia sẻ mô hình Becamex, VSIP
24/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Lãnh đạo một số tỉnh đã bày tỏ ấn tượng trước sự phát triển kinh tế - xã hội vượt bậc của Bình Dương, đồng thời mong muốn đưa mô hình KCN Becamex, VSIP về địa phương.
Lãnh đạo Bộ Công Thương: Giá điện chắc chắn điều chỉnh trong năm 2023
24/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết đã gửi hồ sơ phương án giá bán lẻ bình quân năm 2023 sang Bộ Tài chính và chắc chắn có điều chỉnh giá điện trong năm 2023
Masan thất bại với mô hình ki-ốt Phúc Long?
24/3/2023 548 1k
(NLĐO)- Theo Masan, dù không đạt mục tiêu mở 1.000 ki-ốt như kỳ vọng ban đầu, Phúc Long vẫn tăng trưởng đáng kể khi đứng thứ 2 về doanh thu và dẫn đầu về bên lợi nhuận gộp trong chuỗi cà phê và trà nội địa.
Đà Nẵng đặt mục tiêu GRDP bình quân đạt 200-220 triệu đồng/người

Đà Nẵng đặt mục tiêu GRDP bình quân đạt 200-220 triệu đồng/người

()NLĐO) - Đó là một mục tiêu trong nghị quyết về quy hoạch TP Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030 vừa được HĐND TP thông qua.