27/10/2014 21:28

Chứng khoán chao đảo

Thị trường chứng khoán ngày 27-10 giống như một đợt bán tháo trên diện rộng. Áp lực “chạy” margin khiến nhà đầu tư bán mạnh cổ phiếu OGC

Phiên giao dịch đầu tuần (27-10), VN-Index đã giảm điểm sâu do ảnh hưởng từ những thông tin liên quan đến vụ ông Hà Văn Thắm, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank), bị Cơ quan Điều tra Bộ Công an bắt tạm giam. Trước khi bị bắt, ông Thắm là Chủ tịch HĐQT của 2 công ty đã niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội và TP HCM là Công ty CP Tập đoàn Đại Dương (mã OGC) và Công ty CP Khách sạn - Dịch vụ Đại Dương (mã OCH).

Giảm mạnh vào cuối phiên

Sau khi giữ được mức giảm khá ít vào phiên buổi sáng với Vn-Index giảm 1,53 điểm (còn 598, 98 điểm) và HNX-Index giảm 0,91 điểm (còn 86,14 điểm) thì sang phiên buổi chiều, giá biến động rất nhanh theo chiều hướng xấu khi nhà đầu tư bán ra mạnh hơn và chấp nhận giảm giá sâu. Đóng cửa thị trường, VN-Index giảm đến 10,71 điểm, xuống còn 580,8 điểm và HNX-Index giảm 2,67 điểm, xuống còn 84,38 điểm.

Áp lực “chạy” margin khiến nhà đầu tư bán mạnh cổ phiếu OGC trong chiều 27-10 Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Áp lực “chạy” margin khiến nhà đầu tư bán mạnh cổ phiếu OGC trong chiều 27-10 Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Tâm điểm chú ý của thị trường trong phiên buổi chiều chủ yếu hướng vào 2 cổ phiếu OGC và OCH. Theo đó, cổ phiếu OGC (sàn TP HCM) giảm sàn ngay từ đầu phiên giao dịch. Đóng cửa thị trường, cổ phiếu OGC giảm 700 đồng, còn 10.200 đồng/cổ phiếu. Dù giảm điểm nhưng khối lượng giao dịch của cổ phiếu này lại nằm trong nhóm cao nhất toàn thị trường, với tổng  khối lượng chuyển nhượng lên đến trên 6,5 triệu cổ phiếu, giá trị trên 67 tỉ đồng. Trong khi đó, cổ phiếu OCH trên sàn Hà Nội chỉ giảm 100 đồng, còn 24.900 đồng/cổ phiếu.

Tổng khối lượng giao dịch trên cả 2 sàn trong phiên đầu tuần đạt trên 163 triệu cổ phiếu với giá trị tương ứng 2.534 tỉ đồng, tăng gần 10% so với phiên cuối tuần trước. Khối nhà đầu tư nước ngoài giao dịch không đáng kể trong phiên này khi họ mua ròng trên sàn TP HCM  7,3 tỉ đồng và bán ròng trên sàn Hà Nội trên 31 tỉ đồng.

Các chuyên gia tài chính dự báo thị trường trong những phiên tới nếu có “sốc” thì không chỉ do ảnh hưởng từ vụ ông Hà Văn Thắm bị bắt mà còn từ những thông tin bên lề có liên quan.

Áp lực “chạy” margin

Ông Nguyễn Ngọc Trường Chinh, Tổng Giám đốc Công ty CP Chứng khoán Sen Vàng, cho rằng thị trường chứng khoán giảm điểm trong phiên đầu tuần đã được dự đoán trước. Mặc dù trước đó Ngân hàng Nhà nước đã tiên lượng các vấn đề liên quan nên đã có thông tin “trấn an” nhưng tâm lý thận trọng của nhà đầu tư vẫn diễn ra đối với những cổ phiếu đang có vấn đề. Tuy vậy, dù giảm sàn nhưng nhà đầu tư vẫn “gom” cổ phiếu OGC, điều này chứng tỏ nhiều nhà đầu tư vẫn kỳ vọng cổ phiếu này sẽ sớm tăng giá trở lại.

“Nguyên nhân khiến thị trường giảm điểm mạnh còn do nhà đầu tư buộc phải bán cổ phiếu OGC để “chạy” margin (giao dịch ký quỹ) vì lo các công ty chứng khoán sẽ bán giải chấp khi cổ phiếu này giảm thêm” - ông Chinh nói.

Bình tĩnh hơn, giám đốc tư vấn đầu tư của một công ty chứng khoán tại TP HCM phân tích hiện tại tổng margin của thị trường theo ước tính khoảng 18.000 tỉ đồng. Con số này dù lớn hơn so với tháng 4-2014 (thời điểm margin rất căng) nhưng các công ty chứng khoán cũng như nhà đầu tư đã có sự chuẩn bị tốt cho các kịch bản xấu của thị trường.

Tỉ lệ margin của danh mục nhà đầu tư nói chung hiện nay ở vị trí khá an toàn. Thị trường đang giảm mạnh là cơ hội để tăng mua. Còn thị trường duy trì trạng thái đi ngang thì nhà đầu tư  tiếp tục thực hiện chiến lược giảm giá vốn, tích lũy cổ phiếu chờ đợi sóng tăng giá cuối năm. “Ở những phiên giao dịch đầu tuần, nhà đầu tư chưa nên vội giao dịch mà chờ xem thị trường phản ứng thực sự với thông tin về OGC như thế nào trước khi đưa ra quyết định” - vị giám đốc này nói. 

 

Trong tầm kiểm soát

Sau 4 ngày ông Hà Văn Thắm bị bắt, hoạt động của OceanBank đến chiều 27-10 vẫn diễn ra ổn định, trong tầm kiểm soát. Theo ghi nhận của phóng viên tại các phòng giao dịch trên toàn hệ thống của OceanBank, các hoạt động giao dịch diễn ra ở mức độ cao hơn thường ngày.

Thông tin từ OceanBank cho biết hết giờ giao dịch ngày 27-10, số dư huy động tiết kiệm của OceanBank chỉ giảm 256 tỉ đồng. Đồng thời để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng, OceanBank đã chuẩn bị lượng tài sản thanh khoản rất lớn, trong đó phải kể đến gần 15.000 tỉ tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và trái phiếu chính phủ có thể chuyển đổi thành tiền mặt bất cứ lúc nào, một lượng lớn tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và tiền mặt tồn quỹ.

“OceanBank vẫn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của khách hàng, tiếp tục huy động nhiều nguồn tiền gửi mới từ các tổ chức kinh tế lớn. Đến hết giờ giao dịch ngày 27-10, tình hình thanh khoản của OceanBank vẫn được quản lý tốt, hoạt động tín dụng cho vay đối với các khách hàng tổ chức, cá nhân cũng như các dịch vụ thanh toán khác diễn ra bình thường” - tân Chủ tịch HĐQT OceanBank - bà Nguyễn Minh Thu - cho biết. T.Hà

 

SƠN NHUNG

Tin liên quan

Viết bình luận

Doanh nghiệp đề xuất làm khách sạn có bãi đáp trực thăng ở Đà Lạt
53 phút trước 548 1k
(NLĐO) - Công ty TNHH Thanh Lễ đề xuất xây dựng dự án tổ hợp khách sạn, căn hộ dịch vụ cao cấp The Mira có bố trí bãi đáp trực thăng phục vụ du lịch, y tế và cứu nạn.
10 nhân viên thu hồi nợ bị khởi tố, F88 nói gì?
3 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Công ty Cổ phần kinh doanh F88 cho biết chưa nhận được thông báo chính thức về việc khởi tố 5 trong số 10 nhân viên thu hồi nợ
Saigon Co.op bàn chiến lược phát triển với nhà cung cấp
3 giờ trước 548 1k
Hội nghị nhà cung cấp năm 2023 khẳng định mạnh mẽ mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi với các nhà cung cấp trong quá trình hợp tác kinh doanh. Theo đó, Saigon Co.op và các nhà cung cấp cùng xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm hiện đại hóa lĩnh vực bán lẻ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của khách hàng, đem lại cho khách hàng sự tiện lợi, an toàn và các giá trị cộng thêm
Kinh tế ban đêm đang chuyển biến tích cực (*): Khuyến khích nhiều thành phần tham gia
4 giờ trước 548 1k
Các địa phương cần có cơ chế đặc thù để những hoạt động kinh doanh về đêm phát triển mạnh
Khách vay tiền bị "ép" mua bảo hiểm: Đường dây nóng Bộ Tài chính tiếp nhận thông tin gì?

Khách vay tiền bị "ép" mua bảo hiểm: Đường dây nóng Bộ Tài chính tiếp nhận thông tin gì?

(NLĐO)- Đại diện Bộ Tài chính cho biết sau khi tiếp nhận phản ánh của người dân, sẽ phân loại, xác minh thông tin ban đầu và chuyển đến cơ quan liên quan giải quyết, xử lý