xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chứng khoán "bùng nổ", xô đổ nhiều kỷ lục

Bài và ảnh: SƠN NHUNG

Ngày 3-11, thị trường chứng khoán Việt Nam lập kỷ lục mới về thanh khoản với giá trị giao dịch lên đến gần 52.000 tỉ đồng

Sau khi chỉ số VN-Index liên tiếp đạt đỉnh cao lịch sử, đến lượt dòng tiền "bùng nổ" khi đóng cửa phiên giao dịch ngày 3-11, thị trường chứng khoán Việt Nam thiết lập kỷ lục mới về thanh khoản với giá trị giao dịch lên đến gần 52.000 tỉ đồng

Rút nhanh khỏi bất động sản, đổ vào ngân hàng

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 3-11, VN-Index chính thức điều chỉnh giảm 8,16 điểm (-0,56%) xuống mốc 1.444,3 điểm. Một điểm đáng chú ý là trong ngày tổng giá trị giao dịch trên toàn thị trường chứng khoán, bao gồm sàn HoSE, HNX và UPCoM đạt hơn 51.976 tỉ đồng, tương đương hơn 2,2 tỉ USD, cao gấp 1,4 lần phiên trước và cao nhất trong vòng 21 năm lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động (kỷ lục thanh khoản cao kỷ lục trước đó là 38.350 tỉ đồng trong phiên giao dịch ngày 20-8).

Trong đó, thanh khoản trên sàn HoSE lên tới 43.209 tỉ đồng, gấp 1,5 lần phiên trước, cao kỷ lục từ trước đến nay và một kỷ lục nữa cũng được xác lập trên sàn này khi có hơn 1,5 tỉ cổ phiếu được sang tay trong ngày. Ngược dòng thị trường, rổ VN30 vẫn giữ được sắc xanh, tăng 9,3 điểm (+0,61%) lên 1.530,65 điểm. Ở sàn HNX và rổ HNX30 ngày 3-11 hứng chịu sắc đỏ, lần lượt rớt 8,4 điểm (-1,98%) xuống 415,71 điểm và 18,1 điểm (-2,64%) xuống 668,68 điểm. Sàn UPCoM tăng 0,05 điểm (+0,05%) lên 106,98 điểm. Ngoài ra, điểm cộng trong phiên giao dịch ngày 3-11 là sau 2 phiên bán ròng hơn 2.500 tỉ đồng, nay khối ngoại đã đảo chiều mua ròng hơn 256 tỉ đồng.

Chứng khoán bùng nổ, xô đổ nhiều kỷ lục - Ảnh 1.

Chứng khoán lập kỷ lục thanh khoản trong phiên giao dịch ngày 3-11

Điều dễ dàng nhận thấy trong phiên giao dịch ngày 3-11 là các chỉ số chứng khoán liên tục giằng co, đảo chiều, đổi màu xanh - đỏ nhưng dòng tiền chuyển dịch khá rõ là rút nhanh ra khỏi nhóm bất động sản (BĐS), xây dựng và đổ dồn vào nhóm ngân hàng. Cụ thể, cổ phiếu nhiều ngân hàng tăng giá mạnh, như Techcombank (TCB), BIDV (BID), VPBank (VPB), MBBank (MBB), HDBank (HBD), Sacombank (STB), VietinBank (CTG)...

Trong lúc cổ phiếu ngân hàng đồng loạt đón sắc xanh, nhóm BĐS lại gánh áp lực cổ phiếu bị bán ra, rớt giá, như Novaland (NVL), Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền (KDH), Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (BCM), Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC), Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIG)... Như vậy, sau thời gian nắm giữ và đón sóng tăng, hôm nay nhiều nhà đầu tư đã quyết định chốt lời cổ phiếu BĐS.

Chuyên gia nói gì?

Lý giải về nhóm cổ phiếu BĐS, xây dựng bán ra nhiều, Công ty Chứng khoán Đông Á (DAS) cho rằng nhóm cổ phiếu BĐS và xây dựng sau giai đoạn tăng nóng nên đã được nhiều nhà đầu tư chốt lời là điều có thể thấy được trong phiên giao dịch ngày 3-11.

"Sự điều chỉnh của nhóm này là cần thiết để có thể tăng trưởng bền vững hơn khi thời gian qua thị trường đẩy giá lên nhanh hơn kết quả kinh doanh" - ông Huỳnh Anh Tuấn, Tổng Giám đốc DAS, nhận định. Ông nói nhóm ngân hàng giảm nhiều thời gian qua nhưng báo cáo lợi nhuận nhiều ngân hàng vẫn tăng trưởng tương đối tốt so với cùng kỳ nên đã tạo điều kiện cho dòng tiền đầu cơ dịch chuyển từ nhóm BĐS qua "trú ẩn" ở nhóm này.

Đồng quan điểm, một trưởng phòng môi giới của Công ty Chứng khoán VPS, nói thực tế nhóm cổ phiếu ngành BĐS đã tăng mạnh trong suốt thời gian vừa qua, dòng tiền tạo lập từ nhà đầu tư cá nhân chảy vào rất mạnh, việc giảm điểm cũng dễ hiểu. Một chuyên gia đến từ quỹ đầu tư thì nhấn mạnh thị trường chứng khoán vốn là thị trường của niềm tin đi trước. Việc Chính phủ đã tập trung hỗ trợ phục hồi kinh tế là tín hiệu tốt, nhà đầu tư đã lạc quan, mua vào mạnh.

"Đã có rất nhiều nhà đầu tư lãi vài chục đến 100% chỉ trong vòng 2-3 tháng vừa qua, vì vậy việc giảm điểm vài phiên hay giảm sàn nhóm cổ phiếu nào đã tăng mạnh là điều bình thường. Nếu nhìn theo xu hướng tích cực thì khi nhà đầu tư bán ra thì có nhóm nhà đầu tư khác mua vào, điều này đã kéo giá trị giao dịch lên cao nhất. Về tình hình chung của nền kinh tế thì các điểm sáng phụ thuộc vào việc triển khai các gói hỗ trợ như thế nào trong thời gian tới" - chuyên gia này phân tích.

Nhận định về kỷ lục trên, TS Lê Đạt Chí, Trưởng Bộ môn Đầu tư Tài chính Trường ĐH Kinh tế TP HCM, cho rằng các mã ngành BĐS và xây dựng đã tăng liên tục trong thời gian qua sau khi kết quả kinh doanh quý III/2021 được công bố khả quan nên các nhà đầu tư F0 khi thấy cổ phiếu đã đạt lợi nhuận cao nên bán ra là điều dễ hiểu.

Ngoài ra, với các thông tin hỗ trợ tích cực từ việc Chính phủ đặt ra các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế vừa được công bố đã tác động tích cực đến tâm lý của nhà đầu tư, vì vậy thị trường chứng khoán tăng mạnh là điều không khó đoán.

Phòng phân tích của Công ty Chứng khoán ASEAN cho rằng trong phiên tới, thị trường sẽ tiếp tục có phiên giảm điểm quán tính để kiểm định vùng hỗ trợ gần 1.435 - 1.440 điểm, xa hơn là vùng kháng cự 1.425 - 1.430 điểm. Sự giằng co được kỳ vọng sẽ xuất hiện ở vùng giá thấp và có thể giúp chỉ số có sự hồi phục nhất định sau đó, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày”.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo