15/05/2019 11:39

Chủ tịch VCCI: Nhà nước vừa làm sân, vừa là trọng tài, vừa là cầu thủ

(NLĐO)- Theo Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, việc nhà nước vừa làm chính sách, vừa tổ chức thực thi, vừa cấp giấy phép, vừa thẩm định năng lực cần phải được xem xét lại một cách nghiêm túc để có những thay đổi phù hợp

Ngày 15-5, tại hội thảo về vai trò của tư nhân trong cung cấp dịch vụ công, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh nhà nước và doanh nghiệp nhà nước đã có sự thu hẹp phạm vi của mình, tập trung vào các mục tiêu chủ chốt.

Ông Vũ Tiến Lộc lấy dẫn chứng ngành thương mại, bán buôn bán lẻ trước đây đều do các cửa hàng mậu dịch quốc doanh, hợp tác xã mua bán thì hiện nay thay thế bằng các mạng lưới siêu thị, vận hành bởi các doanh nghiệp tư nhân.

Chủ tịch VCCI: Nhà nước vừa làm sân, vừa là trọng tài, vừa là cầu thủ - Ảnh 1.

Các đại biểu tham gia hội thảo cho rằng cần mở rộng lĩnh vực để tư nhân cung cấp dịch vụ công

"Các lĩnh vực được coi như là sân riêng của nhà nước như hàng không, cảng biển, đều đã có sự tham gia của tư nhân..." - ông Lộc nói và khẳng định nhờ việc tham gia mạnh mẽ của khu vực tư nhân đã tăng cường tính minh bạch, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.

Dù vậy, chủ tịch VCCI cho rằng trong lĩnh vực dịch vụ công, sự tham gia của tư nhân còn hạn chế. Theo ông, nhiều dịch vụ công do cơ quan nhà nước thực hiện, trong 1 quy trình gần như khép kín dẫn đến tình trạng không minh bạch.

Ông Vũ Tiến Lộc chỉ ra rằng nhiều dịch vụ công chỉ mang tính chất đăng ký, thông báo, người dân và doanh nghiệp đơn thuần chỉ phải thông báo nhưng khi nhà nước quản lý, thì hành vi này lại trở thành việc xin-cho. Sau đó, việc kiểm tra tuân thủ các điều kiện dịch vụ công cũng do chính cơ quan nhà nước thực hiện. "Nhà nước vừa làm sân chơi, vừa làm trọng tài và nhà nước là cầu thủ luôn. Đây là việc không phù hợp với sự vận hành của một nền kinh tế thị trường hiện đại"- ông Lộc nhấn mạnh.

Theo chủ tịch VCCI, việc nhà nước vừa làm chính sách, vừa tổ chức thực thi, vừa cấp giấy phép, vừa thẩm định năng lực cần phải được xem xét lại cách nghiêm túc để có những thay đổi phù hợp.

Khi tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công, theo ông Vũ Tiến Lộc, nhà nước sẽ không cần phải đầu tư, giảm được chi tiêu nhà nước, thu gọn bộ máy và tập trung vào những nhiệm vụ cốt lõi. "Y tế, giáo dục là lĩnh vực quan trọng như vậy mà giao cho tư nhân vẫn làm tốt, tại sao dịch vụ công trong lĩnh vực kinh doanh thương mại không để cho tư nhân làm?"- ông Lộc đặt câu hỏi.

Đồng quan điểm, bà Trần Thị Quang Hồng, Trưởng Ban Nghiên cứu Pháp luật dân sự - kinh tế (Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp), cũng nhấn mạnh dịch vụ công trong ngành tư pháp còn xã hội hóa được thì các ngành không có lý do gì để không thực hiện.

Theo bà Hồng, các hoạt động công chứng, thừa phát lại, giám định... của ngành tư pháp đã được xã hội hóa, giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả cung ứng, mở rộng cơ hội tiếp cận của người dân.

Tin-ảnh: Minh Chiến

Tin liên quan

Viết bình luận

Thanh tra việc quản lý và cung ứng điện của EVN
36 phút trước 548 1k
(NLĐO)- Ngay sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã lập Đoàn thanh tra chuyên ngành về quản lý và cung ứng điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)
Bình Dương ký kết với doanh nghiệp Nhật Bản nâng cấp KCN thông minh
49 phút trước 548 1k
(NLĐO) - Ngày 9-6, tại Bình Dương đã diễn ra lễ công bố giải pháp ứng dụng thành phố thông minh, KCN thông minh và ký kết hợp tác chiến lược giữa doanh nghiệp Bình Dương và Nhật Bản.
Xe điện mini VF 3 của VinFast có giá bao nhiêu?
1 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Theo nhận xét của nhiều người, nếu mẫu xe điện mini của VinFast giá khoảng 200 triệu đồng sẽ có nhiều khách hàng chọn mua.
EVN yêu cầu hạn chế tiết giảm điện vào các khung giờ sinh hoạt
2 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Tập đoàn Điện lực Việt Nam nhấn mạnh việc thực hiện tiết giảm theo kế hoạch, đảm bảo luân phiên, công bằng, đáp ứng hợp lý nhu cầu điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế: Đã cảnh báo thiếu điện từ trước dịch COVID-19

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế: Đã cảnh báo thiếu điện từ trước dịch COVID-19

(NLĐO)- Vấn đề thiếu điện đã được Ủy ban Kinh tế cảnh báo từ trước khi diễn ra dịch COVID-19, nếu kinh tế Việt Nam phục hồi mức khoảng 6-7% thì tình trạng thiếu điện sẽ còn diễn ra nhiều không...