23/09/2021 18:02

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến doanh nghiệp ký biên bản ghi nhớ trị giá tỉ đô

(NLĐO)- Chủ tịch nước và lãnh đạo nhiều bộ, ngành chứng kiến ​​ký kết biên bản ghi nhớ giữa Công ty Cổ phần Chân Mây LNG và General Electric, Excelerate Energy của Mỹ để phát triển dự án Chân Mây LNG (4.800 MW) tại Thừa Thiên Huế.

Bên lề phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 76, tại New York (Mỹ), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Tập đoàn Excelerate Energy (EE), General Electric (GE) cùng GenX, Blackstone (Asia Group) vào ngày 22-9.

Chủ tịch nước chứng kiến doanh nghiệp ký biên bản ghi nhớ trị giá tỉ đô - Ảnh 1.

Lễ ký kết biên bản ghi nhớ giữa CML và đối tác Mỹ - Ảnh: Thế Dũng

Tiếp đó, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ và Chủ tịch Amcham đã chứng kiến ​​ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) giữa Công ty Cổ phần Chân Mây LNG (CML - Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng) và GE, EE để phát triển dự án Chân Mây LNG (4.800 MW) tại Thừa Thiên Huế.

Biên bản ghi nhớ với EE trị giá 800 triệu USD này để hợp tác và phát triển dự án Chân Mây LNG và cơ hội tiềm năng sử dụng FSRU (Đơn vị điều chỉnh lưu trữ nổi) của EE.

Bên cạnh đó, CML cũng đã ký Biên bản ghi nhớ với GE trị giá 2,4 tỉ USD để hợp tác và phát triển dự án Chân Mây LNG và cơ hội tiềm năng sử dụng tuabin và máy phát điện của GE.

GE, công ty dẫn đầu thế giới về tuabin và Máy phát điện, sẽ cung cấp các tuabin sử dụng năng lượng LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng) và hydro có hiệu quả năng lượng tiên tiến nhất, cũng như cung cấp tài chính để phát triển của dự án.

Dự án sẽ được phát triển với tư cách là nhà phát triển IPP và nhà cung cấp LNG dài hạn cho dự án. EE là công ty dẫn đầu thế giới về FSRU (Đơn vị tái hóa khí và lưu trữ nổi) với khối lượng LNG cung cấp hàng năm là 30 triệu mét khối đến các trạm nhập khẩu LNG trên toàn thế giới, sẽ làm việc với CML để xác định và phát triển thị trường phân phối khí, công nghệ tái hóa khí hiệu quả, giải pháp phân phối khí.

CML đã và đang đi tiên phong trong việc phát triển và đầu tư dự án Chân Mây LNG là dự án điện LNG 4.800 MW đặt tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo Biên bản ghi nhớ ký kết với Thừa Thiên Huế, và với sự hỗ trợ của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) từ cuối năm 2019.

Bà Trần Thị Hương Hà, Chủ tịch CML, cho biết lễ ký kết Biên bản ghi nhớ ngày hôm nay đánh dấu một cột mốc quan trọng cho sự hợp tác và cam kết giữa một công ty Việt Nam và các công ty Mỹ trong việc phát triển lĩnh vực LNG của Việt Nam nói chung và dự án CML nói riêng.

Dự án sẽ không chỉ giúp nền kinh tế Việt Nam giảm thải carbon cùng với việc đáp ứng được nhu cầu năng lượng ngày càng tăng mà còn giúp mở ra cơ hội thu hút hàng trăm tỉ đôla vốn FDI đầu tư vào Việt Nam và tỉnh Thừa Thiên Huế trong tương lai gần.

GE và EE cũng khẳng định tính khả thi của dự án Chân Mây LNG tại Khu kinh tế Chân Mây.

Thế Dũng từ New York, Mỹ

Tin liên quan

Viết bình luận

Khai mạc lễ hội du lịch Golf TP HCM năm 2023
3 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Trong khuôn khổ lễ hội Du lịch Golf TP HCM diễn ra tại Sân golf Tân Sơn Nhất, ngày 30-3 khởi tranh Giải Vô địch các CLB Golf 2023 tranh Cup Ping Việt Nam với sự tham gia của gần 1.000 golfer.
Diễn biến mới vụ nhà thầu "tháo chạy" khỏi 14 dự án ở Tam Kỳ
4 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Đến thời điểm này, nhà thầu 14 dự án ở Tam Kỳ là Công ty CP Giao thông công chính Tam Kỳ xác nhận huy động được nguồn lực tài chính để tiếp tục thi công các công trình.
Chứng khoán Việt tăng điểm liên tục
6 giờ trước 548 1k
(NLĐO) – Trong phiên giao dịch cổ phiếu hôm nay, 29-3, chỉ số VN- Index, HNX- Index và UpCom Index biến động trái chiều khi nhà đầu tư có động thái chốt lời, trong đó khối ngoại bán rất mạnh
Thủ tướng bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
8 giờ trước 548 1k
(NLĐO)- Nguyên Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) Lê Triệu Dũng được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
Người chăn nuôi kiệt quệ, phải vay mượn nóng để mua cám

Người chăn nuôi kiệt quệ, phải vay mượn nóng để mua cám

(NLĐO) - Theo Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, trong khi lúa gạo có chính sách tạm trữ - chính sách giá sàn thì người chăn nuôi lại không được hưởng chính sách này