xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy: Tôi đã kế nghiệp mà chưa chuẩn bị gì cả

Theo Hà Yên (Zing)

“Ở DN, để chuyển giao quyền lực, trách nhiệm cho thế hệ kế cận sẽ có sự sắp xếp, tập sự. Với tôi khi gánh vác nhiệm vụ tại ACB, tôi không có sự chuẩn bị nào hết”, Chủ tịch ACB kể.

Chia sẻ về câu chuyện nhận chuyển giao quyền lực, trách nhiệm điều hành doanh nghiệp, các F2 của nhà đại gia Việt đều cho rằng họ cần được thử sức, được cho cơ hội sai và sửa sai.

Nếu doanh nhân Trung Tín, chồng hoa hậu Thu Thảo, ước mình được quay lại để có thể “tư vấn” kỹ hơn cho ba mẹ việc chuyển giao quyền điều hành doanh nghiệp (DN) cho chính mình, thì Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu (ACB) nói mình bất ngờ phải gánh vác nhiệm vụ, không có thời gian tập sự nào cả, nên phải học mọi lúc, mọi nơi.

‘Không có đam mê, làm mà không sướng thì không nên nhận’

Khi được yêu cầu chia sẻ kinh nghiệm để có thể nhận chuyển giao quyền điều hành từ thế hệ trước, nhất là từ chính những người thân đã gầy dựng DN, Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy nói mình chưa có kinh nghiệm chuẩn bị gì hết, mà trong tình cảnh bắt buộc anh được phân công đứng ra gánh vác nhiệm vụ.

Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy: Tôi đã kế nghiệp mà chưa chuẩn bị gì cả - Ảnh 1.

Ông Trần Hùng Huy

 

“Nếu các F2 khác nhận chuyển giao có kế hoạch trước, được chuẩn bị thì trường hợp của tôi  thiệt thòi hơn. Tôi không hề có một kế hoạch gì hết. Với ACB thời điểm đó, tôi chỉ được phân công và phải nhận nhiệm vụ.

Sự chuyển giao này thành công hay không tôi và những người tiền nhiệm cũng không dám khẳng định mà phải chờ thời gian đánh giá. Nhưng cũng may là tôi đam mê, tôi đã ‘lăn’ ra vừa học vừa làm suốt 5 năm qua. Đã chấp nhận thì phải đương đầu thôi”, người đứng đầu ACB nói.

Anh cũng cho rằng điều cần thiết với thế hệ nhận chuyển giao là phải tôn trọng giá trị tạo lập, tôn trọng nền tảng DN, xây dựng DN phát triển trên nền tảng đã có.

Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là đam mê. Theo Chủ tịch ACB, làm bất cứ việc gì, ở vị trí nào cũng phải có đam mê thì mới thành công.

“Cứ thử nghĩ xem, với trách nhiệm người đứng đầu, có nhiều ngày chúng ta phải làm việc 14-16 giờ. Nếu không đam mê thì không làm nổi. Làm mà không sướng, không vui vẻ, thoải mái thì không thể sáng tạo, phát triển được”, Trần Hùng Huy nói thêm .

Bàn về quyết định chuyển giao của những người đứng đầu DN Việt hiện nay, Trần Hùng Huy cho rằng dù giao quyền cho người kế cận là con cái trong gia đình hay người ngoài, thì phải nhìn nhận các thế hệ đi trước đang rất tin tưởng, tự hào vào thế hệ tiếp nối. Thế nên, khi những người trẻ bắt đầu làm việc, nếu có nảy sinh mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới, giữa những suy nghĩ khác biệt, rất cần người trẻ nhìn vào khía cạnh tích cực hơn của thế hệ đi trước.

"Được giao quyền điều hành nhưng nếu cha mẹ vẫn giám sát thì tôi cũng không thấy có vấn đề gì cả. Tôi cần họ và xem họ như quân sư của mình”, anh cho biết.

Nguyễn Trung Tín, CEO Trung Thủy Group: Tôi ước được quay lại để 'tư vấn'

Sinh năm 1987, Nguyễn Trung Tín tự cho mình may mắn khi được giao trọng trách tiếp quản DN gia đình từ rất sớm, khi mới 28 tuổi.

Chồng sắp cưới của hoa hậu Thu Thảo chia sẻ anh cũng không tránh khỏi những mâu thuẫn với người tiền nhiệm, vốn là ba mẹ mình. Thậm chí có những mâu thuẫn khó giải quyết, bởi anh nhất quyết bảo vệ quan điểm của mình, trong khi ba mẹ vẫn có những cách điều hành riêng.

Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy: Tôi đã kế nghiệp mà chưa chuẩn bị gì cả - Ảnh 2.

CEO Nguyễn Trung Tín tiếp quản vị trí điều hành DN gia đình khi mới 28 tuổi. Ảnh: FBNC.

“Nhưng sau những bất đồng tôi thường nhìn lại: Vì sao ba mẹ không giao quyền điều hành cho người khác mà lại là mình. Tức là họ kỳ vọng, mong muốn mình đưa cơ nghiệp mà họ cả đời gây dựng phát triển, chứ không phải người khác”, Tín chia sẻ.

Theo CEO trẻ này, khi đã chấp nhận chuyển giao quyền lực và nhận chuyển giao thì cả 2 thế hệ phải đồng ý với nhau một mục tiêu chung. Với riêng DN của mình, Tín tự coi tài sản mà ba mẹ gây dựng nên là di sản, và trân trọng di sản đó.

“Tôi luôn đặt mình vào vị trí ba mẹ. Mình cứ thử ví DN như đứa con thì sẽ biết nó quan trọng đến chừng nào với những người sinh ra nó. Ba mẹ tôi mỗi ngày không phải dành 8 tiếng mà là 14, 16 tiếng để xây dựng công ty, tất nhiên phải rất yêu thương, lo lắng cho công ty, như yêu thương tôi và em trai tôi vậy.

Bởi vậy mà bỗng một ngày, họ thấy có một 'vú em' mới vào chăm đứa con mình với một hướng đi khác, dù là tích cực, thì họ cũng lo lắng. Sự cẩn trọng này là cần thiết và dễ hiểu", Nguyễn Trung Tín nói.

Khẳng định mình không có nhiều mâu thuẫn khi nhận chuyển giao quyền điều hành DN, CEO Trung Thủy Group vẫn nói nếu được cho quay lại, anh sẽ tư vấn nghiêm túc cho thế hệ chuyển giao.

Theo CEO này, thế hệ đi trước phải xác định rõ vì sao lại chuyển giao, vì đơn giản những người lãnh đạo DN muốn về hưu, hay họ thấy những người họ định trao quyền có khả năng đưa DN đi xa hơn.

Và khi đã xác định muốn chuyển giao thì xem sẽ chuyển giao cho con cái trong nhà, hay người bên ngoài nhưng có khả năng phát triển công ty.

Bước này, theo Tín là phải chuẩn bị tốt. Nếu muốn chuyển giao cho con cái thì phải xác định xem họ có đam mê, có phù hợp không. Bởi người nhận chuyển giao có thể có năng lực nhưng không đam mê thì sẽ thất bại.

Ngoài ra, CEO này còn khẳng định việc chuyển giao phải có kế hoạch rõ ràng. “Khi đã trao quyền rồi thì 'làm ơn' cho chúng tôi cơ hội để thử thách, cho chúng tôi phạm sai lầm trong công việc, và được cơ hội sửa sai”, Tín nói.

Chuyển giao quyền lực như chạy tiếp sức

Ông Phạm Hồng Hải, CEO HSBC Việt Nam, cho rằng các thế hệ phải xác định trong việc chuyển giao quyền lực thì sự tồn tại của DN là quan trọng nhất. Chuyển giao quyền lực giống như một cuộc chạy tiếp sức, người đi trước có giai đoạn phải đi chậm lại, nhường dần cho người đi sau, cuối cùng mới nhường hoàn toàn.

Ở Việt Nam vẫn có tình trạng thế hệ xây dựng DN sẽ có tiếng nói quyết định nhất, dù không còn điều hành, nên sự sống còn của DN phụ thuộc nhiều vào sức khỏe và trí tuệ của người gầy dựng DN. Theo ông Hải, các thế hệ nên hiểu có hay không có sự tham gia điều hành của người sáng lập thì DN vẫn phát triển tốt, miễn là đi đúng hướng.

Riêng chuyện chuẩn bị thế hệ kế nghiệp, CEO HSBC nói rằng bản thân người lãnh đạo muốn chuyển giao cho bất kỳ ai thì cũng phải nhận biết được người đó có muốn tiếp nhận hay không.

“Cha mẹ muốn mà con cái, người nhận chuyển giao không muốn thì coi như thất bại”, ông Hải nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo