xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Câu chuyện mới của Bầu Đức

Theo Uyên Phạm (ĐTCK)

Những ngày qua, thông tin ông Lý Xuân Hải về làm Trưởng ban Chiến lược Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đang gây xôn xao dư luận.

Lý do là bởi tên ông Lý Xuân Hải là cụm từ khóa “hot” trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, kết hợp với câu chuyện tái cấu trúc vẫn đang diễn ra của HAGL. Nhưng phía sau những động thái này là một câu chuyện mới của ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức), Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty.

Câu chuyện mới của Bầu Đức - Ảnh 1.

Bầu Đức và ông Lý Xuân Hải

Bước ngoặt quản trị của HAGL

Theo Nghị quyết Hội đồng quản trị HAGL ngày 17/12/2017, ông Lý Xuân Hải sẽ về HAGL trong vai trò Trưởng ban Chiến lược, một ban mới có chức năng tham mưu cho Hội đồng quản trị Công ty trong việc hoạch định, triển khai thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện chiến lược kinh doanh, đầu tư và tài chính của Tập đoàn. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của HAGL, chiến lược hoạt động được nhấn mạnh như một mảng cốt lõi của Tập đoàn.

Trước đây, HAGL được biết đến là một doanh nghiệp đã từng “xoay như chong chóng” các lĩnh vực kinh doanh trọng tâm như: bất động sản, thủy điện, cao su, chăn nuôi bò và giờ là cây trái.

Thế mạnh của HAGL là khả năng triển khai các dự án quy mô lớn với giá vốn thấp và sự chuyên nghiệp cao trong quản lý, vận hành. Nhưng điều này chưa đủ, bởi thị trường cho rằng, HAGL vẫn còn những vấn đề về tài chính và quản trị rủi ro cần khắc phục – điều mà mọi người kỳ vọng ông Hải trong vai trò Trưởng ban Chiến lược, sẽ hỗ trợ được HAGL lúc này.

Chia sẻ với Đầu tư Chứng khoán, ông Đoàn Nguyên Đức nói vui: “Trước khi nhận lời chính thức, Hải có hỏi, nếu Chủ tịch làm gì không đúng thì Hải có được cản không? Tôi nói là, 100% được chứ, vì nếu không thì mời làm gì?”.

Chấp nhận cởi mở và chào đón người mới để tăng năng lực quản trị, có thêm tiếng nói phản biện cho thấy sự quyết tâm lớn của bầu Đức trong việc cải tổ HAGL. Nhưng còn một câu chuyện thú vị hơn, đó là những bài học về quản trị rủi ro mà HAGL đã rút ra được sau khi đầu tư vào cây cao su và hiện đang được áp dụng.

“Khi nghiên cứu cây cao su, có trong mơ tôi cũng không nghĩ mình lại gặp khó khăn bởi giống cây này. Chi phí của HAGL khoảng 1.400 USD/tấn, giá bán thời điểm đó là 5.000 USD/tấn, nên khi làm kế hoạch, chúng tôi tính là có giảm giá về đến 3.000 USD/tấn vẫn lãi lớn, thậm chí nếu có giảm về 2.000 USD/tấn, tức là giảm giá tới 60%, thì vẫn sống ổn. Ai ngờ, khi cây vào khai thác, giá giảm về mức trên 1.000 USD/tấn. Đến ông Putin còn không dự đoán được thì chúng tôi biết xoay sở kiểu gì?”, bầu Đức nói về bài học cây cao su.

Bài học lớn nhất mà bầu Đức rút ra là, chuyện gì cũng có thể xảy ra, nhất là khi bỏ trứng vào một giỏ. Với mảng cây ăn trái và gia vị, bầu Đức thay đổi hoàn toàn chiến lược.

Khoảng 20 loại cây ăn trái và gia vị được trồng để nếu mảng này “chết” thì có mảng khác cứu lại, bầu Đức còn chia các vùng trồng khác nhau tại Việt Nam, Lào, Campuchia… để tránh rủi ro về mặt khí hậu, dịch bệnh, cũng như các vấn đề nhạy cảm khác.

Câu chuyện mới của bầu Đức

Trong một cuộc gặp gỡ các nhà đầu tư gần đây, bầu Đức cho biết, đến ngày 15/12, HAGL sẽ có khoảng 2.000 ha trồng ớt. Tính trên năng suất trung bình 25 tấn/ha, giá vốn khoảng 13.000 đồng/kg, giá bán 40.000 đồng/kg, thì trong năm 2018, lợi nhuận của mảng này sẽ là cú hích không nhỏ cho Tập đoàn.

Thế nhưng, con số mà bầu Đức dự phóng lại khác biệt quá lớn với con số mà lãnh đạo các nông trường chia sẻ, khi nhà đầu tư đi thăm quan vùng nguyên liệu. Con số thực địa khảo sát cho thấy, năng suất ớt trung bình có thể đạt khoảng 40 - 45 tấn/ha. Đây cũng là năng suất trồng của nông dân tại Gia Lai. Giá ớt tại thời điểm hiện tại cũng cao hơn rất nhiều con số 40.000 đồng/kg, hiện đạt khoảng 80.000 đồng/kg.

Hiện tại, ớt đã bắt đầu xuất bán và HAGL cũng đã có hợp đồng đặt cọc mua toàn bộ 50.000 tấn ớt, sản lượng dự kiến thu hoạch tính trên mức 25 tấn/ha. Thế nhưng, HAGL chỉ đưa ra con số ước tính rất thấp so với thực tế.

Đặt câu hỏi về việc tại sao lại đưa ra kế hoạch thấp so với con số các nông trường dự báo như vậy, ông Đức chia sẻ: “Thì mình làm trên nguyên tắc thận trọng mà!”

Chia sẻ này của bầu Đức khác hoàn toàn với cái danh hiệu Đức “nổ” mà người ta từng gán cho ông, sau những dự báo có phần lạc quan khi bắt tay vào kinh doanh mảng cao su, bò; sự khác biệt lớn nhất có lẽ là ở cách truyền thông ra bên ngoài.

Ở giai đoạn trước, thông tin mà nhà đầu tư nhận được là những con số mà ông và doanh nghiệp dự báo. Còn bây giờ, con số mà ông nói ra được tính trên cơ sở… trừ hao rủi ro, hay nói cách khác là những con số tối thiểu gần như chắc chắn sẽ nhận được trong tương lai ngắn.

“Giờ tôi nói gì người ta cũng không tin đâu, HAGL là doanh nghiệp nhỏ và vừa rồi. Khi nào mình làm được, tiền đổ vào tài khoản, thì lúc đó tôi không cần nói, nhà đầu tư cũng tin”, ông Đức nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo