xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần ưu tiên bảo vệ quyền lợi của chủ nợ

Hà Linh

Đó là quan điểm được nêu ra tại hội thảo Quyền xử lý tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức ngày 6-12

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tỉ lệ nợ xấu có tài sản bảo đảm (TSBĐ) chiếm trên 90% tổng nợ xấu trong toàn hệ thống. Tuy nhiên, khâu xử TSBĐ của các tổ chức tín dụng gặp nhiều vướng mắc khiến tốc độ xử lý nợ xấu rất chậm. Nguyên nhân gây khó khăn và ảnh hưởng lớn đến quá trình xử lý TSBĐ là do vẫn còn thiếu các quy định pháp luật, nhiều quy định về xử lý TSBĐ không phù hợp, không đồng bộ, mâu thuẫn. Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân từ việc thực thi các quy định pháp luật chưa đúng của cơ quan thi hành pháp luật.

Một số ngân hàng thương mại phản ánh khó khăn, vướng mắc nhiều nhất là trong quá trình nhận TSBĐ là dự án nhà ở. Hiện nay đang thiếu các hướng dẫn cụ thể nên việc xử lý TSBĐ là các dự án đầu tư xây dựng nhà ở bị kéo dài, gây khó khăn, lúng túng cho các tổ chức tín dụng trong quá trình thực hiện. Việc kéo dài thời gian thi hành án không chỉ tốn kém chi phí mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh.

TS Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế, cho rằng bản chất kinh tế của quyền xử lý TSBĐ tại tổ chức tín dụng là quyền đối với TSBĐ nhằm bù đắp thiệt hại do nợ xấu gây ra. Nhưng khi các tổ chức tín dụng xử lý TSBĐ thì “con nợ” không những không hợp tác mà có khi còn chuyển sang đối đầu, thậm chí mâu thuẫn xung đột gay gắt. “Quyền xử lý TSBĐ chỉ được thực thi một cách nhanh chóng, hiệu quả và hiệu lực khi và chỉ khi nhận thức về quyền, lợi ích và nghĩa vụ của tất cả các bên liên quan trong quan hệ tín dụng được xác lập một cách đúng đắn dựa trên những cơ sở pháp lý khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam, đồng thời tiệm cận với thông lệ và chuẩn mực quốc tế” - ông Ánh nhấn mạnh.

Một chuyên gia tài chính ngân hàng cho biết vấn đề nan giải của các tổ chức tín dụng hiện nay là nhiều khách hàng sau thời gian khó khăn vì kinh tế suy thoái nay đã bắt đầu hoạt động ổn định trở lại, có doanh thu, lợi nhuận nhưng vẫn chây ì không trả nợ. Nếu ngân hàng phát mại tài sản thì chống đối, không hợp tác. Nhiều ngân hàng rất khó khăn với hoàn cảnh “đứng cho vay, quỳ thu nợ”.

Các chuyên gia cho rằng Bộ Luật Dân sự năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 1-1-2017) chưa có quy định cụ thể về việc thu giữ TSBĐ. Do đó, Bộ Tư pháp cần phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để nghiên cứu, bổ sung hướng dẫn chi tiết về quyền của bên nhận bảo đảm đối với việc xử lý TSBĐ trong trường hợp bên bảo đảm chống đối, không hợp tác.

Vay tín chấp nhưng ngân hàng vẫn giữ sổ đỏ

Tại hội thảo khoa học “Bàn giải pháp về chính sách nhằm chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp nông thôn ở các tỉnh, thành phía Nam” do Tạp chí Cộng sản phối hợp với Trường Đại học Ngân hàng TP HCM tổ chức ngày 6-12, ông Nguyễn Trọng Liêm, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn TP HCM, cho biết các dự án nông nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn ngân hàng để được hưởng hỗ trợ lãi suất từ ngân sách. Theo ông Liêm, dù cho vay tín chấp nhưng ngân hàng vẫn yêu cầu bên vay phải cung cấp “sổ đỏ” để “giữ giùm” mới phê duyệt khoản vay. Sổ đỏ này không bị đóng dấu thế chấp, không bị phát mại nhưng nếu bên vay không trả nợ thì ngân hàng không trả lại. Để gỡ nút thắt này, ông Liêm đề nghị các ngân hàng cần đẩy mạnh cho vay tín chấp dựa trên tính khả thi của dự án, đồng thời với việc phát triển bảo hiểm nông nghiệp để hạn chế rủi ro cho các bên.

Ng.Ánh

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo