02/07/2022 10:23

Cá kèo tăng giá kỷ lục, mít Thái ném xuống ao cho cá ăn

(NLĐO) – Giá cá kèo ở mức cao kỷ lục 220.000 đồng/kg nhưng thương lái vẫn tranh nhau mua. Trong khi đó, nhiều nhà vườn ném mít Thái xuống ao cho cá ăn vì bán chẳng ai mua.

Những ngày qua, theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, cá kèo thương phẩm tại Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng được thương lái thu mua với giá dao động từ 180.000 – 220.000 đồng/kg, tùy loại. Đây được xem là mức giá cao kỷ lục trong nhiều năm qua.

Theo lý giải của nhiều lão nông có thâm niên trong nghề nuôi cá kèo ở Cà Mau, giá cá tăng là do cung không đủ cầu. "Tôi gắn bó với nghề nuôi cá kèo được hơn 5 năm, chưa bao giờ thấy giá cá cao đến như vậy. Vụ nuôi vừa rồi, tôi không tái đàn vì giá cá giống cao do khan hiếm" – bà Nguyễn Kiều Tiên, một hộ nuôi cá kèo, nói trong tiếc nuối.

Cá kèo tăng giá kỷ lục, mít Thái ném xuống ao cho cá ăn - Ảnh 1.
Cá kèo tăng giá kỷ lục, mít Thái ném xuống ao cho cá ăn - Ảnh 2.
Cá kèo tăng giá kỷ lục, mít Thái ném xuống ao cho cá ăn - Ảnh 3.

Một lão nông ở Bạc Liêu cho hay ông vừa thu hoạch 2 ao cá kèo đúng dịp giá cao nên thu lãi hơn 300 triệu đồng. Nhờ khoản tiền trên mà ông có thể trang trải cuộc sống gia đình sau thời gian dài khó khăn vì dịch bệnh Covid-19.

"Tôi mới xuống giống vụ cá kèo mới. Hy vọng đợt này sẽ tiếp tục trúng giá để người dân có lợi nhuận" – lão nông này chia sẻ.

Trái ngược với cá kèo, cả tháng nay, người trồng mít Thái ở miền Tây đứng ngồi không yên vì mít đến kỳ thu hoạch nhưng chẳng thấy thương lái đến thu mua, buộc lòng nhiều nhà vườn phải ném mít xuống ao cho cá ăn. Thậm chí, nhiều hộ còn bỏ phế luôn việc chăm sóc vườn mít hoặc đốn hạ cây để chuyển sang trồng loại nông sản khác.

Cá kèo tăng giá kỷ lục, mít Thái ném xuống ao cho cá ăn - Ảnh 4.

Nhà vườn trồng mít Thái đang "đỏ mắt" tìm thương lái thu mua

"Tôi thuê 3 công đất để trồng mít Thái được gần 2 năm. Giờ giá mít rớt thê thảm, tôi đành bỏ luôn vườn mít, trả lại đất cho chủ chứ tiếp tục tốn phân bón và nhân công chăm sóc thì càng lỗ" – một nông dân ở quận Cái Răng, TP Cần Thơ than vãn.

Ông Võ Văn Tước (ngụ xã Tân Thành, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) cho biết giá mít Thái năm nay giảm khá mạnh so với những năm trước. "Khoảng 2-3 năm trước, giá mít Thái luôn dao động ở mức 35.000-40.000 đồng/kg, thấp nhất cũng chỉ 25.000 đồng/kg. Thấy vậy, tôi chuyển 2 ha trồng khoai lang sang trồng mít Thái. Tuy nhiên, từ đầu năm 2022 đến nay, giá mít tụt khá sâu, chỉ còn 2.000 đồng/kg và hiện nay là 8.000 đồng/kg" - ông Tước buồn bã nói.

Theo một thương lái chuyên đi thu mua nông sản ở các tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang và Cần Thơ, giá mít Thái giảm mạnh do loại trái này chủ yếu xuất sang Trung Quốc nhưng hiện thị trường này giảm sản lượng nhập khẩu. Khoảng vài tháng nay, sản lượng mà một số đối tác Trung Quốc lấy hàng chỉ bằng ¼ so với năm 2014. Từ đó, khiến thương lái và chủ vựa cũng hạn chế mua vào.

VÂN DU - CA LINH - CÔNG TUẤN

Tin liên quan

Viết bình luận

Khai mạc lễ hội du lịch Golf TP HCM năm 2023
29/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Trong khuôn khổ lễ hội Du lịch Golf TP HCM diễn ra tại Sân golf Tân Sơn Nhất, ngày 30-3 khởi tranh Giải Vô địch các CLB Golf 2023 tranh Cup Ping Việt Nam với sự tham gia của gần 1.000 golfer.
Diễn biến mới vụ nhà thầu "tháo chạy" khỏi 14 dự án ở Tam Kỳ
29/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Đến thời điểm này, nhà thầu 14 dự án ở Tam Kỳ là Công ty CP Giao thông công chính Tam Kỳ xác nhận huy động được nguồn lực tài chính để tiếp tục thi công các công trình.
Chứng khoán Việt tăng điểm liên tục
29/3/2023 548 1k
(NLĐO) – Trong phiên giao dịch cổ phiếu hôm nay, 29-3, chỉ số VN- Index, HNX- Index và UpCom Index biến động trái chiều khi nhà đầu tư có động thái chốt lời, trong đó khối ngoại bán rất mạnh
Thủ tướng bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
29/3/2023 548 1k
(NLĐO)- Nguyên Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) Lê Triệu Dũng được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
Người chăn nuôi kiệt quệ, phải vay mượn nóng để mua cám

Người chăn nuôi kiệt quệ, phải vay mượn nóng để mua cám

(NLĐO) - Theo Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, trong khi lúa gạo có chính sách tạm trữ - chính sách giá sàn thì người chăn nuôi lại không được hưởng chính sách này