xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bộ Xây dựng nói gì về việc Công ty Alibaba lừa đảo hàng ngàn tỉ đồng của khách hàng?

Tin-ảnh-video: Văn Duẩn

NLĐO)- Trong vụ Công ty CP địa ốc Alibaba lừa đảo hơn 2.500 tỉ đồng, đại diện Bộ Xây dựng cho biết trách nhiệm chính của UBND các tỉnh là thanh tra, kiểm tra dự án, xử lý vi phạm; thu hồi, điều chỉnh, tạm dừng, cho phép chuyển nhượng theo quy định của pháp luật

Bộ Xây dựng nói gì về việc Công ty Alibaba lừa đảo hàng ngàn tỉ đồng của khách hàng? - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Trọng Ninh (bìa trái), Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) trả lời câu hỏi về Công ty địa ốc Alibaba lừa đảo người dân tại buổi họp báo chiều 30-9.

Chiều 30-9, tại buổi họp báo quý III-2019 của Bộ Xây dựng, ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) đã trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan việc Công ty CP Địa ốc Alibaba lừa đảo hàng ngàn tỉ đồng của khách hàng.

Theo Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), việc quy định trách nhiệm về thị trường quản lý bất động sản, thì đối với Bộ Xây dựng đã được nêu ra tại điều 17 và UBND các địa phương được quy định tại điều 78 Luật kinh doanh bất động sản. 

Theo ông Ninh, việc triển khai các dự án liên quan đến rất nhiều công đoạn và nhiều luật như: Luật đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch, Luật kinh doanh bất động sản...Do đó, nếu gọi dự án vi phạm thì phải xác định, làm rõ vi phạm ở giai đoạn nào, từ đó mới xác định được trách nhiệm ở khâu nào.

Ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường Bất động sản, trả lời báo chí

"Theo chúng tôi đánh giá, các dự án của Công ty CP địa ốc Alibaba vi phạm tất cả các luật vì đây là "dự án ma" nên không tuân thủ pháp luật. Theo quy định, Bộ Xây dựng có trách nhiệm thanh kiểm tra việc thực thi pháp luật về kinh doanh bất động sản và phối hợp với địa phương kiểm tra, rà soát dự án. Còn trách nhiệm chính của UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là thanh tra, kiểm tra dự án, xử lý vi phạm; thu hồi, điều chỉnh, tạm dừng, cho phép chuyển nhượng theo quy định của pháp luật...."- ông Ninh cho biết. 

Cũng theo ông Ninh, đối với các dự án vi phạm như nêu trên, Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị 11 về thực hiện một số giải pháp để ổn định thị trường bất động sản. Đặc biệt trong bối cảnh xuất hiện một số dự án vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật, Bộ Xây dựng, theo chức năng quản lý nhà nước, đã có văn bản 1684 ngày 19-7-2019 gửi các địa phương. Trong văn bản này, Bộ Xây dựng đã nêu rõ thực trạng kinh doanh trái pháp luật về dự án bất động sản tại một số địa phương. "Bộ đã đề nghị các địa phương thực hiện các giải pháp, trong đó thực hiện nghiêm Chỉ thị 11 của Thủ tướng; kiểm tra, nắm bắt tình hình và xử nghiêm pháp luật về đất đai, xây dựng, thậm chí có thể xử lý hình sự"- ông Ninh nói. 

Theo pháp luật, các dự án phải công bố công khai, không công khai là vi phạm pháp luật. Nếu vi phạm thì phải đình chỉ ngay. "Hiện nay, tỉnh nào có dự án vi phạm nghiêm trọng, Bộ cũng đã có văn bản yêu cầu"- ông Ninh cho hay.

Trước đó, như Báo Người Lao Động đã đưa tin, chiều 25-9, Cơ quan CSĐT Công an TP HCM đã công bố danh sách 43 dự án "ma" tại 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu mà Công ty CP Địa ốc Alibaba đã bán cho 6.700 khách hàng để chiếm đoạt hơn 2.500 tỉ đồng.

Theo kết quả điều tra ban đầu, ông Nguyễn Thái Luyện được xác định chủ mưu, chỉ đạo em ruột là Nguyễn Thái Lĩnh (Tổng Giám đốc Alibaba) mua một số lượng đất nông nghiệp. Các đối tượng đã mua 600 ha đất nông nghiệp lập 40 dự án ở Đồng Nai, Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Công an TP HCM thông tin kết quả điều tra cho thấy các đối tượng hoạt động theo phương thức rất tinh vi núp bóng hoạt động kinh doanh bất động sản nhưng thực chất là lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức huy động vốn đa cấp. Các đối tượng đã sử dụng đất nền trong dự án "ma" làm mồi nhử.

Cơ quan điều tra đã xác minh, xác định các dự án do Alibaba "vẽ" ra đều không có thật, không thể tách thửa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở như các đối tượng đã quảng cáo.

Đến nay, Công an TP HCM đã tạm giam 4 tháng đối với bị can Nguyễn Thái Luyện (SN 1985, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Alibaba) và Nguyễn Thái Lĩnh (em ruột Luyện, Tổng Giám đốc Alibaba). Ngoài ra, Nguyễn Thái Lực (em ruột bị can Luyện) cũng bị Công an TP HCM bắt giữ trong trường hợp bắt người khẩn cấp nhưng chưa khởi tố bị can.

Công an TP HCM kêu gọi người dân từng ký hợp đồng mua đất; nạn nhân bị Alibaba thu tiền, chiếm đoạt tài sản liên hệ Cục Cảnh sát Kinh tế - Bộ Công an (47 Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy, Hà Nội); Cơ quan CSĐT Công an TP HCM (672, đường 3/2, quận 10, TP HCM) hoặc công an quận, huyện nơi cư trú để nộp đơn tố giác tội phạm. Đồng thời, công an cũng kêu gọi người dân cung cấp thông tin liên quan để được bảo vệ quyền lợi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo