29/11/2019 14:59

Bỏ quy định ví điện tử không được giao dịch quá 20 triệu đồng/ngày

(NLĐO) – Ngân hàng Nhà nước đã bỏ quy định cấm ví điện tử giao dịch quá 20 triệu đồng/ngày nhưng vẫn yêu cầu nạp tiền vào ví điện tử phải qua tài khoản ngân hàng.

Bỏ quy định ví điện tử không được giao dịch quá 20 triệu đồng/ngày - Ảnh 1.

Ví điện tử ngày càng được sử dụng phổ biến. Trong ảnh: Quét mã trên ví để đổ xăng tại TP HCM.Ảnh: Lam Giang

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 23 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán.

Thông tư mới yêu cầu khách hàng mở ví điện tử phải cung cấp các thông tin cá nhân định danh như CMND hoặc thẻ căn cước, hộ chiếu…

Đáng lưu ý, thông tư đã bỏ quy định đề cập trong dự thảo trước đó, là thay vì cấm người dùng cá nhân giao dịch qua ví điện tử quá 20 triệu đồng/ngày thì giờ chỉ chốt tổng hạn mức giao dịch 100 triệu đồng/tháng.

Tuy vậy, Thông tư vẫn yêu cầu người dùng muốn nạp tiền vào ví điện tử phải thông qua tài khoản thanh toán hoặc thẻ ATM của khách hàng là chủ ví điện tử; nhận tiền từ ví khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ ví mở.

Khách hàng bị nghiêm cấm việc dùng ví để thực hiện các giao dịch cho mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận và các hành vi vi phạm pháp luật khác; nghiêm cấm việc thuê, cho thuê, mượn, cho mượn ví điện tử hoặc mua, bán thông tin ví…

Trước đó, ban soạn thảo Ngân hàng Nhà nước cho biết việc yêu cầu người dùng ví điện tử phải có hồ sơ, thông tin cá nhân nhằm định danh là cần thiết để phát sinh sự cố, tránh rủi ro vì ví điện tử có sử dụng sim rác. Các đơn vị cung ứng dịch vụ thanh toán có thể thu thập thông tin, hồ sơ định danh khách hàng qua nhiều kênh khác nhau...

Tại Diễn đàn ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2019 mới đây, lãnh đạo một số ví điện tử nhìn nhận quy định chưa cho phép người dùng nạp tiền trực tiếp vào ví mà vẫn phải thông qua tài khoản thanh toán hoặc thẻ ATM là một trong những rào cản. Bởi quy định này khiến những người chưa có tài khoản ngân hàng không thể tiếp cận dịch vụ này.

Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy đến hết tháng 9, Việt Nam có 32 tổ chức không phải ngân hàng được cấp phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, phần lớn các đơn vị này cung cấp dịch vụ ví điện tử, cổng thanh toán điện tử, hỗ trợ thu hộ chi hộ, chuyển tiền điện tử… Số liệu gần nhất được Ngân hàng Nhà nước công bố, cả nước hiện có khoảng 5 triệu tài khoản ví điện tử đang hoạt động.

T.Phương

Tin liên quan

Viết bình luận

Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam và chiến lược xanh hóa
2 giờ trước 548
NLĐO) – Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam vừa công bố chiến lược Tăng trưởng xanh và Phát triển bền vững giai đoạn 2023 – 2030, tầm nhìn 2050
Vietcombank tiếp tục giảm lãi suất tiết kiệm từ đầu tháng 10
3 giờ trước 548
(NLĐO) – Xu hướng giảm lãi suất tiết kiệm ngân hàng vẫn diễn ra khi đến lượt "ông lớn" Vietcombank kéo lãi suất cao nhất về 5,3%/năm.
Chứng khoán sáng 3-10 đột ngột giảm sâu, VN-INdex mất hơn 20 điểm
4 giờ trước 548
(NLĐO) – Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh ngay khi vừa mở cửa giao dịch sáng 3-10; các nhóm cổ phiếu bất động sản, chứng khoán và cả thủy sản cũng giảm khá mạnh
Sếp nào ngồi "ghế nóng" ngân hàng VIB?
4 giờ trước 548
(NLĐO) – Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) vừa tiếp tục bổ nhiệm ông Hàn Ngọc Vũ làm tổng giám đốc.
Đà Nẵng chi 224 tỉ đồng chống sạt lở đường ven sông, ven biển

Đà Nẵng chi 224 tỉ đồng chống sạt lở đường ven sông, ven biển

(NLĐO) – Các dự án này nhằm gia cố, chống sạt lở thượng lưu sông Cu Đê và hệ thống kè dọc tuyến đường ven biển Hoàng Sa - Trường Sa - Võ Nguyên Giáp, TP Đà Nẵng.