xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bộ Công Thương đề xuất cho phép xuất khẩu nếp, không tính vào hạn ngạch 400.000 tấn

Ngọc Ánh - Thùy Dương

(NLĐO) – Theo Bộ Công Thương, trong tình huống đột xuất và cấp bách, lúa nếp, nếp, tấm nếp không thuộc diện huy động vào dự trữ quốc gia.

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kiến nghị cho phép doanh nghiệp xuất khẩu nếp (bao gồm lúa nếp, nếp, tấm nếp) theo nhu cầu và không tính vào hạn ngạch 400.000 tấn gạo được xuất khẩu trong tháng 4 cũng như thời gian tới nếu vẫn duy trì hạn ngạch xuất khẩu gạo.

Theo các báo cáo tổng hợp, hằng năm, nếp được trồng tại nhiều địa phương thuộc ĐBSCL nhưng nhiều nhất tại tỉnh An Giang và Long An.

Năm 2020, diện tích trồng nếp tại Long An là 65.000 ha, An Giang 44.000 ha với tổng sản lượng quy nếp ước đạt 794.000 tấn. Trong đó, riêng vụ Đông Xuân, sản lượng quy nếp khoảng 453.000 tấn, một số diện tích còn trồng thêm vụ hè thu và thu đông với sản lượng quy nếp ước đạt 341.000 tấn.

Việt Nam xuất khẩu nếp sang các thị trường Trung Quốc, Philippines, Malaysia… với sản lượng năm 2018 là 677.000 tấn, năm 2019 gần 297.000 tấn.

Theo Bộ Công Thương, trong các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, một số chỉ xuất khẩu nếp hoặc coi nếp là mặt hàng chủ lực. Theo đánh giá của các tỉnh trồng nếp chủ lực (Long An và An Giang), người dân trong nước chủ yếu dùng gạo tẻ, không dùng nhiều nếp cho nhu cầu lương thực hằng ngày và nếp hiện nay được sản xuất chủ yếu phục vụ xuất khẩu.

Bộ Công Thương đề xuất cho phép xuất khẩu nếp, không tính vào hạn ngạch 400.000 tấn - Ảnh 1.

Nếp An Giang được giới thiệu tại Festival Lúa gạo Việt Nam - Ảnh: NGỌC ÁNH

Bên cạnh đó, danh mục hàng lương thực dự trữ quốc gia hiện hành chỉ có lúa tẻ và gạo tẻ, không bao gồm lúa nếp, nếp, tấm nếp. Điều đó có nghĩa trong tình huống đột xuất, cấp bách, lúa nếp, nếp, tấm nếp không thuộc diện huy động vào dự trữ quốc gia.

Việc cho phép xuất khẩu nếp trở lại bình thường và không tính vào hạn ngạch xuất khẩu gạo (nếu hạn ngạch này được duy trì) cũng là đề xuất của UBND tỉnh Long An, An Giang và Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA).

Liên quan đến hạn ngạch xuất khẩu gạo 400.000 tấn trong tháng 4 và đăng ký hạn ngạch lúc nửa đêm chỉ vài tiếng đã hết của hải quan khiến nhiều doanh nghiệp kêu cứu, trong đó có doanh nghiệp chuyên xuất khẩu nếp.

Theo ông Nguyễn Quang Hòa, Giám đốc Công ty TNHH Dương Vũ (Long An), doanh nghiệp đã có hơn 12 năm liên kết với nông dân tại Long An và An Giang để xây dựng chuỗi canh tác và xuất khẩu nếp với hàng ngàn người tham gia, diện tích vùng trồng lên đến 50.000 ha. Trên cùng diện tích canh tác, trồng nếp có lãi hơn 30% so với trồng lúa nên nông dân tích cực tham gia. Song, công ty đang trên bờ vực phá sản vì không thể xuất khẩu.

Hiện công ty này đang vay ngân hàng hơn 300 tỉ đồng, 400 công nhân không có việc làm, 500 container nếp (12.500 tấn) đang ở cảng chưa thể xuất khẩu, không thể tiêu thụ nội địa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo