xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Biện pháp hữu hiệu để gỡ "thẻ vàng"

Bài và ảnh: Tử Trực

Cần khẩn cấp nâng cao tối đa vai trò cộng đồng để chống lại tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp, tiến tới gỡ "thẻ vàng" thủy sản Ủy ban châu Âu (EC) đã áp dụng với thủy sản Việt Nam

Đó là nội dung chính trong diễn đàn đối thoại "Tăng cường vai trò tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản và quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp (IUU) tại vùng biển ven bờ", do Tổng cục Thủy sản tổ chức ngày 9-6, ở Quảng Ngãi.

Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, khẳng định tổ chức cộng đồng tại các địa phương có vai trò to lớn trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đặc biệt thủy sản ven bờ; chống lại tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp - IUU.

Theo Tổng cục Thủy sản, tổ chức cộng đồng do các thành viên là các hộ gia đình, cá nhân sinh sống và hưởng lợi từ nguồn lợi thủy sản tại khu vực đó tự nguyện tham gia, cùng quản lý, chia sẻ lợi ích bảo vệ nguồn lợi thủy sản, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận và giao quyền tham gia đồng quản lý.

Các tổ chức cộng đồng ngoài việc hưởng lợi trong các hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản, họ còn có trách nhiệm phối hợp cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát, ngăn chặn hành vi vi phạm trong hoạt động đánh bắt trong khu vực được giao quyền quản lý, góp phần chống lại IUU.

Cũng theo Tổng cục Thủy sản, kể từ năm 2019 đến nay, có nhiều địa phương "tiên phong" thành lập tổ chức cộng đồng như Hà Tĩnh 15 tổ chức, Bình Định 4 tổ chức, Bình Thuận 3 tổ chức với hàng trăm người/tổ chức tham gia; ngoài ra các địa phương như Quảng Ngãi, Quảng Nam, Khánh Hòa, Phú Yên đang triển khai xây dựng. "Chính nhờ những tổ chức cộng đồng này, rất nhiều vụ vi phạm IUU đã được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ đang ngày một cạn kiệt, tiến tới nỗ lực gỡ "thẻ vàng" thủy sản do EC áp dụng với Việt Nam" - đại diện Tổng cục Thủy sản cho biết.

Biện pháp hữu hiệu để gỡ thẻ vàng - Ảnh 1.

Theo Tổng cục Thủy sản, cần phải phát huy tối đa vai trò cộng đồng để chống lại tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp - IUU

Ông Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Thuận, cho biết trong năm 2021, tỉnh đã phát hiện 373 vụ vi phạm IUU, xử phạt 3,8 tỉ đồng, còn 6 tháng đầu năm 2022 có 94 vụ, xử phạt 1,7 tỉ đồng. "Những vụ vi phạm này được phát hiện nhờ đóng góp to lớn của tổ chức cộng đồng. Các tổ chức này do ngư dân đóng vai trò chính yếu, là "tai mắt" trên bờ, trên biển để theo dõi hoạt động đánh bắt IUU; ngăn chặn, xua đuổi và hỗ trợ cơ quan chức năng xử lý vi phạm. Còn chính quyền địa phương, lực lượng kiểm ngư, biên phòng… đóng vai trò hỗ trợ xử lý vi phạm. Điều quan trọng là phải lựa chọn được những người uy tín, nhiệt tình, có kinh nghiệm để tham gia, như vậy người dân mới tin, mới thực hiện theo" - ông Huy nói.

Còn theo đại diện Chi cục Thủy sản tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh đã thành lập được 15 tổ chức cộng đồng nghề cá ven bờ với 1.654 thành viên và giao quyền cho họ tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên tổng diện tích vùng biển 1.564/1.800 km2 (khoảng 86% diện tích vùng biển ven bờ). Mỗi năm tổ chức cộng đồng phối hợp đồn biên phòng ven biển xử lý hàng chục trường hợp tàu cá đánh bắt thủy sản sai quy định. "Chính nhờ tổ chức cộng đồng mà các vụ vi phạm IUU đã giảm hẳn; các tàu cá cũng e dè hơn, không còn kiểu đánh bắt tận diệt hay đánh bắt bất chấp vi phạm vùng biển nước ngoài như trước nữa" - đại diện Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh thông tin.

Riêng tỉnh Quảng Ngãi, ông Hồ Trọng Phương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, cho biết dù chưa có tổ chức cộng đồng chính thức ở các nơi nhưng Quảng Ngãi hiện có 299 tổ ngư dân đoàn kết trên biển, 12 nghiệp đoàn nghề cá, 15 chi hội nghề cá và 8 hợp tác xã dịch vụ và khai thác thủy sản xa bờ… Những tổ chức này đã thể hiện vai trò tiên phong, cùng chia sẻ trách nhiệm bảo vệ nguồn lợi thủy sản với Nhà nước, với các cơ quan chức năng. "Từ kinh nghiệm ở các địa phương, thời gian tới, Quảng Ngãi sẽ đẩy mạnh thành lập các tổ chức cộng đồng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống IUU, góp phần gỡ "thẻ vàng" thủy sản" - ông Phương nói.

Tiến sĩ Nguyễn Long, chuyên gia tư vấn chống IUU, cũng nhấn mạnh: "Lực lượng thực thi khung pháp lý của chúng ta khá "mỏng", nếu không có "tai mắt" từ những tổ chức cộng đồng thì khó thực thi pháp lý được, khó phát hiện tàu vi phạm IUU. Do đó, theo tôi để gỡ "thẻ vàng", trước tiên phải xây dựng hệ thống khung pháp lý và lực lượng thực thi pháp lý, mà nòng cốt là vai trò cộng đồng".

EC đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam

Theo Tổng cục Thủy sản, sau hơn 4 năm thủy sản Việt Nam bị cảnh cáo "thẻ vàng", đến tháng 10-2021, EC đã đánh giá cao và ghi nhận sự cam kết, quyết tâm, nỗ lực của Việt Nam trong triển khai các giải pháp chống khai thác IUU, đặc biệt là công tác chỉ đạo, điều hành. Phía EC khẳng định Việt Nam đã có nhiều tiến bộ và đang đi đúng hướng.

Tính đến tháng 10-2021, công tác lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá (VMS) có chiều dài từ 15 m trở lên đạt 27.716/30.501 tàu cá (đạt 90,87%). Các tỉnh có kết quả cao hơn so với trước là Quảng Ninh (đạt 98,9%), Hà Tĩnh (đạt trên 80%), đặc biệt tỉnh Thanh Hóa trong thời gian ngắn đã hoàn thành gần như 100% việc lắp đặt VMS. Bên cạnh đó vẫn còn một số tỉnh chưa có chuyển biến đáng kể.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo