xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bản lĩnh nữ doanh nhân qua cơn "sóng thần" Covid-19

LINH ANH - NGUYỄN HẢI - TRANG NGUYỄN

(NLĐO) - Qua cơn “sóng thần” Covid-19, bản lĩnh, trí tuệ của các nữ doanh nhân càng tỏa sáng, được các tổ chức quốc tế công nhận

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP hàng không Vietjet, Phó chủ tịch thường trực HĐQT HDBank.

Bản lĩnh nữ doanh nhân qua cơn sóng thần Covid-19 - Ảnh 1.

Theo Business Insider, bà Nguyễn Thị Phương Thảo là nữ tỉ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam và là người để làm những điều khác biệt. CEO của Vietjet đứng thứ 2 trong số 10 người được vinh danh trong nhóm chuỗi cung ứng, bên cạnh những nhân vật nổi bật khác như Tan Hooi Ling (nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Grab), Lee Seow Hiang (CEO của sân bay Changi, Singapore)…

Từ năm 2011, bà Thảo đã sáng lập hãng hàng không chi phí thấp thế hệ mới Vietjet và đưa hãng trở nên nổi tiếng trong khu vực như ngày nay.

Hồi đầu năm nay, giá cổ phiếu của Vietjet đã tăng gấp đôi so với lúc mới lên sàn chứng khoán vào năm 2017. Dù dịch Covid-19 tác động mạnh đến ngành hàng không nhưng tình hình tài chính của Vietjet vẫn ổn định. Hãng vừa công bố báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2020 và ghi nhận mức lãi 47 tỉ đồng trong lúc nhiều hãng hàng không khác chìm trong thua lỗ.

Đến thời điểm hiện tại, Vietjet cho biết đã khôi phục toàn mạng bay nội địa và tăng tần suất lên tới 250 chuyến mỗi ngày. Đặc biệt, đường bay kết nối hai thành phố lớn nhất Việt Nam là TP HCM - Hà Nội có tần suất lên tới 25 chuyến bay mỗi ngày, đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân và du khách.

Trong một bài phỏng vấn với tạp chí Forbes, bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã chia sẻ mục tiêu dài hạn của bà là biến Vietjet trở thành hãng hàng không toàn cầu đầu tiên của Việt Nam, với việc mở rộng các đường bay đến châu Âu và Bắc Mỹ.

Ở một vị trí khác, HDBank nơi bà Nguyễn Thị Phương Thảo giữ vị trí Phó chủ tịch thường trực HĐQT, ngân hàng này vừa được Tạp chí Forbes vinh danh trong danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2020.

Theo Forbes, HDBank là doanh nghiệp có nền tảng vững chắc với kết quả kinh doanh ấn tượng và có sức bật trong hoạt động nền kinh tế chung có nhiều biến động, thử thách. Cùng với HDBank, một số thương hiệu lớn của Việt Nam như Vietcombank, Vinamilk… cũng góp mặt trong danh sách này.

Trong 3 năm liên tiếp kể từ khi bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của HDBank tăng mạnh từ mức 15,8% cuối năm 2017 lên 21,6% cuối năm 2019. Tính đến nửa đầu năm 2020, HDBank báo lãi trước thuế 2.908 tỉ đồng.

CAO THỊ NGỌC DUNG, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ).

Bản lĩnh nữ doanh nhân qua cơn sóng thần Covid-19 - Ảnh 2.

Trong danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam do Forbes bình chọn, PNJ lần thứ 6 liên tiếp được tôn vinh.

Từ đầu năm đến nay, dưới sự tác động dịch bệnh, PNJ vẫn vừa bảo đảm tốt nhất sức khỏe cán bộ nhân viên và khách hàng, vừa kinh doanh thông suốt, đẩy mạnh kênh bán hàng online... Lũy kế 8 tháng, doanh thu thuần PNJ đạt 10.291 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 548 tỉ đồng, hoàn thành 65,7% kế hoạch lợi nhuận năm 2020.

Chia sẻ về cách PNJ vượt qua đại dịch Covid-19, bà Cao Thị Ngọc Dung cho biết từ khi dịch Covid-19 bùng phát, mọi thứ trở nên đảo lộn, bản kế hoạch được dày công xây dựng trước đó phải hủy bỏ hoàn toàn.

Để ứng phó, chỉ trong vòng 1 tuần, PNJ đã tập trung toàn lực để xây dựng kế hoạch hoàn toàn mới, giảm thiểu tác động tiêu cực từ dịch bệnh, vừa bảo đảm doanh thu. Kết quả là trong quý I/2020, PNJ tăng trưởng dương 5%, trong khi đó ngành bán lẻ, ngành kim hoàn lại tăng trưởng âm. Đến thời điểm hiện tại, doanh nghiệp này cũng vẫn tăng trưởng 3% so với cùng kỳ.

Để có thể đứng vững trong tình hình hiện tại, doanh nghiệp buộc vừa phải xây dựng nhiều kịch bản ứng phó và vận dụng linh hoạt, vừa phải có sự hậu thuẫn vững chắc từ nền tảng chiến lược phát triển bền vững và văn hóa doanh nghiệp.

"Chiến lược phát triển bền vững đóng vai trò hết sức quan trọng. Thực tế, những doanh nghiệp phát triển đồng bộ cả 3 yếu tố môi trường, con người và kinh tế luôn tạo được lớp phòng thủ vững chắc trước những thử thách. Covid-19 là liều thuốc thử hạng nặng" – bà Cao Thị Ngọc Dung chia sẻ.

NGUYỄN BẠCH ĐIỆP, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail)

Bản lĩnh nữ doanh nhân qua cơn sóng thần Covid-19 - Ảnh 3.

Trong danh sách 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á 2020 (Asia’s Power Businesswomen) vừa được tạp chí Forbes Asia vinh danh, bà Nguyễn Bạch Điệp là một trong hai nữ doanh nhân của Việt Nam đã sánh vai cùng với các đại diện đến từ nhiều quốc gia trong khu vực như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore… 25 doanh nhân được Forbes Asia vinh năm nay đã và đang vượt qua khó khăn.

Theo giới thiệu của Forbes, bà Nguyễn Bạch Điệp bắt đầu làm việc tại FPT, một tập đoàn công nghệ hàng đầu và là công ty mẹ của FPT Retail từ năm 1997, ngay sau khi tốt nghiệp Đại học. Kể từ khi gia nhập FPT Retail 8 năm trước và trở thành chủ tịch năm 2017, bà Nguyễn Bạch Điệp đã góp phần xây dựng công ty trở thành nhà bán lẻ thiết bị công nghệ lớn thứ hai Việt Nam, với hơn 630 cửa hàng trên toàn quốc. Trong năm 2017, bà đã bổ sung thêm lĩnh vực bán lẻ dược phẩm với thương vụ mua phần lớn cổ phần của chuỗi nhà thuốc Long Châu và mở rộng từ 4 cửa hàng lên khoảng 160. Để đáp ứng nhu cầu về mặt hàng dược phẩm gia tăng trong thời kỳ đại dịch, FPT Retail đặt kế hoạch mở thêm 60 nhà thuốc trong năm nay.

Năm 2019, chủ tịch HĐQT  Nguyễn Bạch Điệp đã được vinh danh trong danh sách 50 người phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam của Forbes Việt Nam. Bà Nguyễn Bạch Điệp là tên tuổi không xa lạ trong giới bán lẻ hàng công nghệ. Trong suốt 8 năm qua, cùng với các công sự của mình, bà Điệp đã đưa FPT Retail từ 17 cửa hàng phát triển thành chuỗi bán lẻ lớn thứ hai tại Việt Nam với hơn 630 cửa hàng từ Bắc chí Nam.

Thăng trầm cùng thị trường, chứng kiến mảng bán lẻ điện thoại tăng chậm lại do thị trường gần đạt điểm bão hòa, bà Điệp đã tiếp tục tạo dấu ấn khi đưa FPT Retail tham gia mảng bán lẻ dược phẩm bằng việc mua lại chuỗi nhà thuốc Long Châu. Với tinh thần dấn thân và sự quyết đoán trong công việc, bà Điệp được các đồng nghiệp và đối tác ưu ái gọi bằng danh xưng "người đàn bà thép".

TRƯƠNG THỊ LỆ KHANH, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vĩnh Hoàn (VHC)

Bản lĩnh nữ doanh nhân qua cơn sóng thần Covid-19 - Ảnh 4.

Người thứ hai được nhắc tới trong danh sách của Forbes Asia là bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT Vĩnh Hoàn (VHC). Bà Lệ Khanh sinh năm 1961 ở An Giang. Sau khi tốt nghiệp Đại học Tài chính Kinh tế TP HCM, bà làm việc cho một công ty xuất khẩu thủy sản tại An Giang. Quá trình làm việc tại đây đã giúp bà có sự am hiểu về ngành thủy sản.

Năm 1997, bà Khanh thành lập Vĩnh Hoàn trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường tham gia các định chế kinh tế quốc tế đa phương và mở rộng hợp tác song phương. Kinh doanh thận trọng và chắc chắn, bà Khanh đã từng bước đưa Vĩnh Hoàn phát triển từ một xưởng sản xuất nhỏ ban đầu chỉ có 70 nhân công, vốn

chỉ có 70 triệu đồng, nhà xưởng phải đi thuê lên thành một công ty đại chúng với hơn 8.000 lao động, năng lực sản xuất đạt 1.000 tấn cá tra/ngày, sở hữu vùng nguyên liệu cá tra khoảng 800 ha.

Năm 2007, bà Khanh đưa cổ phiếu VHC lên sàn chứng khoán TP HCM và nhiều năm liên tục sau đó, xét về quy mô vốn hóa trên thị trường, Vĩnh Hoàn luôn là công ty thủy sản lớn nhất tại Việt Nam.

Năm 2019, Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp gặt hái kết quả kinh doanh tốt nhất ngành thủy sản, với 50 triệu USD lợi nhuận ròng và 340 triệu USD doanh thu.

Năm 2020, đại dịch Covid-19 tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu, ngành thủy sản trong nước lao đao khi đơn hàng xuất khẩu sụt giảm đáng kể. Tuy nhiên, bà Khanh và các cộng sự đã rất nỗ lực chèo lái, giúp doanh nghiệp đạt những kết quả đáng khích lệ. Trong 6 tháng đầu năm, Vĩnh Hoàn vẫn ghi nhận doanh thu thuần 3.266 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 368 tỉ đồng.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ 1-8, Vĩnh Hoàn ngay lập tức đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Nhờ đó, doanh thu xuất khẩu sang EU của Vĩnh Hoàn trong tháng 8 tăng tới 40% so với cùng kỳ năm trước, bù được phần sụt giảm từ thị trường Trung Quốc.

Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC), thời điểm tồi tệ nhất với Vĩnh Hoàn được kỳ vọng đã đi qua và kết quả kinh doanh có thể khởi sắc trong nửa cuối năm 2020.

Cũng theo BSC, việc Vĩnh Hoàn đã có kinh nghiệm vận hành nhà máy Collagen và Gelatin trong 5 năm và nhu cầu Collagen hiện vượt quá công suất sẽ giúp việc dây chuyền mới đi vào hoạt động nhanh hơn, cũng như ít gặp rủi ro khi mới đi vào vận hành hơn. BSC dự báo năm 2020 doanh thu thuần đạt 8.544 tỉ đồng, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế giảm 19,6% xuống 947 tỉ đồng.

Theo bà Cao Thị Ngọc Dung, ngày nay, bản lĩnh của người phụ nữ đã được chứng minh bằng rất nhiều thành công trên tất cả lĩnh vực đời sống xã hội. Điều đó cho thấy phụ nữ hiện rất đề cao tính độc lập. Đây cũng là yếu tố cốt lõi để hướng đến bình đẳng giới toàn diện.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo