xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bán gạo nội địa: Miếng ngon khó nuốt

NGỌC ÁNH

Thị trường gạo trong nước với 90 triệu dân được đánh giá là rất tiềm năng nhưng không dễ khai thác

Trong bối cảnh xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn, thậm chí thua lỗ, nhiều doanh nghiệp (DN) muốn đẩy mạnh bán gạo ra thị trường nội địa như một lối ra cho bài toán kinh doanh.

Bỏ ngỏ nhiều năm

Theo lãnh đạo Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2), thị trường gạo nội địa trước đây hầu như bị bỏ ngỏ. Mãi đến năm 2008 xảy ra đợt sốt giá gạo ảo mới được quan tâm bằng việc thành lập các cửa hàng bán lẻ để bình ổn thị trường, lập 2 trung tâm phân phối tại TP HCM và Cần Thơ.

Đến nay, hệ thống này vẫn hoạt động nhưng gặp nhiều khó khăn, một số cửa hàng phải đóng cửa vì thua lỗ. Nguyên nhân chính do DN tiêu thụ gạo nội địa phải chịu thuế GTGT 5%, giá bán cao hơn gạo cùng loại được cung cấp bởi các tiểu thương, hộ cá thể vì họ không phải đóng thuế hoặc đóng thuế thấp ở dạng thuế khoán.

Thị trường trong nước được đánh giá là rất tiềm năng nhưng các doanh nghiệp kinh doanh gạo không dễ khai thácẢnh: LÊ PHONG
Thị trường trong nước được đánh giá là rất tiềm năng nhưng các doanh nghiệp kinh doanh gạo không dễ khai thácẢnh: LÊ PHONG

Đại diện Công ty Lương thực TP HCM cho biết chỉ có loại gạo tương đối cao cấp, đóng túi dưới 10 kg bán lẻ thì không bị ảnh hưởng bởi thuế GTGT vì người tiêu dùng dễ dàng chấp nhận giá cao hơn vài trăm đồng/kg. Còn gạo thông dụng đóng bao 50 kg cung cấp cho các khu công nghiệp, bếp ăn tập thể thì rất khó cạnh tranh về giá trên thị trường.

Tuy nhiên, theo dự đoán của các chuyên gia về ngành gạo thì “rào cản” thuế GTGT tiêu thụ gạo nội địa sẽ được tháo gỡ vì cuối năm 2015, cộng đồng kinh tế ASEAN được hình thành, gạo Thái Lan tràn vào Việt Nam không phải xuất lậu nữa do không còn rào cản về thuế nên chính sách sẽ phải thay đổi.

Do đó, Vinafood 2 đang chỉ đạo các công ty thành viên gấp rút xây dựng phương án củng cố và phát triển thị trường gạo nội địa. Thực tế, một số công ty thành viên của Vinafood 2 tại ĐBSCL đã phát triển tốt mảng kinh doanh nội địa như Long An, Sóc Trăng; một số thương hiệu gạo đã có chỗ đứng trên thị trường.

Cuộc chiến dài hơi

“Cực kỳ khó khăn, không như kỳ vọng” là cụm từ mà TS Nguyễn Tuấn Minh, Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Nghiên cứu và Xuất khẩu gạo thơm ITA-RICE (Long An), nói về thực tiễn kinh doanh gạo nội địa của đơn vị. Ông cho biết DN đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng để sản xuất gạo sạch khép kín từ trang trại đến bàn ăn nhưng kết quả kinh doanh lỗ liên tiếp 2 năm 2013, 2014. “Thậm chí năm 2015 có thể vẫn lỗ để cố gắng đến năm 2016-2017 sẽ hòa vốn” - ông Minh thừa nhận.

Thị trường gạo trong nước rất lớn nhưng có 2 rào cản lớn nhất đối với DN là giá cả và thói quen tiêu dùng của người Việt. “Có đến 95% người dân hiện đang ăn gạo xá, chỉ khoảng 5% ăn gạo đóng gói. Gạo thương hiệu giá thành cao hơn gạo xá là một lẽ nhưng qua kênh phân phối (do mặt bằng quầy kệ) giá bị đẩy lên một lần nữa càng khó tiếp cận người tiêu dùng.

Hiện chúng tôi đang làm việc với các nhà phân phối, thuyết phục họ bán theo giá niêm yết của công ty, chấp nhận chiết khấu thấp từ 5%-10% để các dòng sản phẩm gạo sạch có giá từ 14.000-15.000 đồng/kg có thể vào được trường học, bệnh viện” - ông Tuấn nêu giải pháp.

Theo bà Đỗ Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc Phát triển khách hàng thương hiệu gạo Nosavina của Công ty TNHH MTV Cỏ May (Đồng Tháp), gạo xuất khẩu và gạo nội địa là 2 dòng sản phẩm hoàn toàn khác nhau.

“Phần lớn gạo xuất khẩu là gạo thấp cấp, loại gạo khô, nở và cả gạo cũ, giá rẻ còn thị trường gạo trong nước rất khó tính, người dân thích ăn gạo ngon, chấp nhận giá cao hơn, giá trị gia tăng cũng nhiều hơn. Một điểm đáng lưu ý là trong bữa ăn, người tiêu dùng miền Bắc chú trọng phần cơm, sẵn sàng mua gạo ngon, hơn 23.000 đồng/kg trong khi người miền Nam lại quan tâm nhiều đến thức ăn. Điều này lý giải vì sao gạo Nosavina thắng lớn ở thị trường miền Bắc rồi mới phát triển thị trường tại TP HCM” - bà Hạnh cho biết.

Theo bà Hạnh, TP HCM là thị trường lớn nhưng người tiêu dùng lại quen dùng gạo ngon ở mức giá 17.000-18.000 đồng/kg nên công ty bước đầu gặp khó khăn khi bán gạo có giá từ 19.000-22.000 đồng/kg. Vì thế, công ty đã tổ chức nhiều chương trình giới thiệu sản phẩm, thử cơm để thuyết phục khách hàng.

“Với gạo xá, ngay cả người bán cũng không thể biết gạo đó được xay xát ngày nào, trồng ở đâu trong khi gạo của chúng tôi có thể truy xuất được nguồn gốc. Chúng tôi kiểm soát chất lượng từ hạt lúa ở vùng nguyên liệu đến khâu sấy, xay xát, đóng gói là cơ sở để tạo niềm tin cho người tiêu dùng, khiến họ chấp nhận giá bán cao hơn” - bà Hạnh chia sẻ.

Không tiết lộ con số cụ thể nhưng bà Hạnh cho biết bước đầu sản lượng bán ra hằng tháng của công ty đều tăng và tin rằng dù hiện tại còn gặp nhiều khó khăn nhưng người tiêu dùng rồi sẽ mua gạo thương hiệu thay cho gạo xá vì gạo xá khó kiểm soát về chất lượng, an toàn.

Cạnh tranh khốc liệt

Tại thị trường TP HCM, gạo là một trong những mặt hàng người tiêu dùng thường xuyên bị “dội bom” tờ rơi chào mời mua hàng. Các đại lý bán gạo hầu hết đều có khuyến mãi cho khách như mua 10 kg được tặng 1 gói bột ngọt, bột nêm hay đường, giao hàng tận nơi, cho đổi trả nếu ăn không hợp. Giá gạo xá dao động ở mức từ 10.000 -18.000 đồng tùy các đặc tính như nở, dẻo, thơm, mềm... Trong các siêu thị bán chủ yếu gạo đóng gói 2 kg, 3 kg, 5 kg với giá trên 20.000 đồng/kg, cá biệt có một số sản phẩm gạo hữu cơ hoặc gạo giống ngoại giá bán xấp xỉ 50.000 đồng/kg.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo