04/05/2020 08:06

Sốc: dấu vết sự sống trong khối đá hành tinh bên cạnh "gửi" trái đất

(NLĐO)- Một thiên thạch được tìm thấy ở Nam Cực gây choáng váng cho giới khoa học khi chứa bằng chứng về sự sống ngoài hành tinh cổ đại.

Sốc hơn, tuổi đời của khối đá ngoài hành tinh là 4 tỉ năm: nếu chất hữu cơ này thực sự đến từ sinh vật sống, rõ ràng hành tinh quê hương của nó có thể có sự sống trước cả trái đất chúng ta.

Thiên thạch mang tên ALH 84001, được khai quật ở Nam Cực và đã xác định được "địa chỉ gửi": Sao Hỏa. Theo 2 tác giả chính là tiến sĩ Atsuko Kobayashi từ Viện Công nghệ Tokyo và tiến sĩ Mizuho Koike từ Viện Không gian và khoa học thiên văn JAXA (Nhật Bản), thiên thạch kỳ lạ chứa khoáng chất cacbonat màu da cam, kết tủa từ nước lỏng mặn trên bề mặt Sao Hỏa 4 tỉ năm trước.

Sốc: dấu vết sự sống trong khối đá hành tinh bên cạnh gửi trái đất - Ảnh 1.

Cận cảnh bề mặt của thiên thạch được Sao Hỏa "gửi" trái đất từ 4 tỉ năm trước với màu cam của chất cacbonat cổ đại và cả phân tử hữu cơ - ảnh: Koike

"Mỏ vàng" trong đó chính là các phân tử hữu cơ chứa nitơ. Sự xuất hiện đồng thời của phân tử hữu cơ và khoáng chất xác định nguồn gốc – niên đại đã cung cấp bằng chứng thú vị về một Sao Hỏa từng có sự sống và có thể từng xanh tươi trước khi bị khô cạn và chết chóc như ngày nay.

Phân tích các phân tử hữu cơ này và đối chiếu với các bằng chứng về khối xây dựng sự sống khác mà robot thăm dò Sao Hỏa của NASA từng tìm được, các nhà khoa học một lần nữa xác nhận dạng tồn tại của nitơ trong các phân tử này phù hợp với điều kiện của Sao Hỏa non trẻ vài tỉ năm trước.

Sốc: dấu vết sự sống trong khối đá hành tinh bên cạnh gửi trái đất - Ảnh 2.

Thiên thạch ALH 84001 - ảnh: Koike

Có 2 nguồn gốc khả dĩ cho thứ "vật liệu sự sống" đáng ngạc nhiên này. Một là nó đã được đem tới Sao Hỏa non trẻ trên các chuyến "tàu vũ trụ" tiểu hành tinh hoặc sao chổi, giống như cách trái đất đã được gieo mầm sự sống. Hai là, chất hữu cơ thực sự đã được Sao Hỏa sinh ra nhờ các phản ứng hóa học cổ đại.

Tiến sĩ Koike nhận định: "Sao Hỏa sơ khai có thể giống trái đất hơn, ít hiện tượng oxy hóa hơn, ẩm hơn và giàu chất hữu cơ. Và có thể nó mang màu xanh".

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature.

A. Thư (Theo Sci-News, Astrobiology)

Tin liên quan

Viết bình luận

Sinh vật mới từ "thế giới mất tích": Có đồng loại ngoài hành tinh?
10 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Các nhà khoa học đã phát hiện ra một loài sinh vật bé nhỏ, chưa từng biết trên Trái Đất, có khả năng cũng tồn tại trên các thế giới đại dương ngoài hành tinh như mặt trăng Europa của Sao Mộc hay Enceladus của Sao Thổ.
Tìm ra "thế giới người khổng lồ" 13 tỉ năm tuổi
13 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Quay ngược mô hình tiến hóa vũ trụ được xây dựng trên khối kiến thức thiên văn khổng lồ của nhân loại ngày nay, một nhóm khoa học gia đã thành công trong việc khám phá những "người khổng lồ" gấp 10.000 lần Mặt Trời.
NASA tiết lộ robot “Chuồn Chuồn” chuẩn bị đi săn sinh vật ngoài Trái Đất
19/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Một chiếc trực thăng robot mang tên Dragonfly sẽ trở thành bạn đồng hành của mặt trăng Sao Thổ Titan, nơi NASA từng ví như một Trái Đất thứ hai.
Trung Quốc tuyên bố tìm ra thứ có thể "viết lại lý thuyết của Einstein"
19/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Nghiên cứu dựa trên vật liệu strontium titanate (SrTiO3) do một nhóm khoa học gia Trung Quốc dẫn đầu được tuyên bố là có thể viết lại lý thuyết giải thích hiệu ứng quang điện đoạt giải Nobel của nhà bác học Albert Einstein.
Tàu NASA đã tìm ra nơi có thể nuôi dưỡng sự sống trên Sao Hỏa

Tàu NASA đã tìm ra nơi có thể nuôi dưỡng sự sống trên Sao Hỏa

(NLĐO) - Tàu quỹ đạo Trinh sát Sao Hỏa (MRO) của NASA đã chụp được những bức ảnh hoàn toàn kinh ngạc về một sông băng hiện đại, đủ sức nuôi dưỡng sự sống trên hành tinh đỏ và cả con người tương...